yếu kém như vậy có thể đương đầu được với những cơn nguy nan nghiêm
trọng chắc chắn sẽ xảy ra trong trận chiến phía Tây hay không".
Vẫn theo Greiner, người có thế lực không thể nghi ngờ, vì ông giữ cuốn
sổ hành quân của quân đội Đức, thì một sĩ quan của Brauchitsch, vị Trung tá
trẻ von Lossberg tới Dinh Tể Tướng vào buổi chiều ngày 15 để trình cho
Keitei và Jodl những ý kiến hung hăng nhứt. Lossherg so sánh cuộc khủng
hoảng về lãnh đạo do vụ Narvik gây nên với cơn khủng hoảng đầu năm
1914 lôi theo sự thất trận của quân đội Đức ở Marne. Ông nhắc lại rằng
chiến dịch Na-Uy đã được thực hiện để bảo đảm sự tiếp liệu cho kỹ nghệ
luyện sắt của Đức và tuyên bố rằng thật là buồn cười khi tính bỏ mục tiêu
chính của chiến dịch này, là hải cảng sắt mà hầu như không có giao chiến.
Ồng thêm rằng các phương tiện xử dụng trong chiến dịch đã hoàn toàn
không đủ vì chúng không cho phép dù chí làm áp lực đối với Thụy Điển
bằng những cuộc tập trung quân quan trọng trong vùng Oslo. Tất cả sự oán
hờn của Brauchitsch chống lại cuộc hành quân mà ông ta không được tham
dự đều thấy trong lời lẽ của người cộng sự viên của ông.
"Vị Trung tá vừa lên tiếng thì Keitel đi ra vì cho rằng nghe những nhận
xét của một sĩ quan quá trẻ như vậy và với những luận điệu như thế là
không xứng đáng đối với ông. Tướng Jodl trả lời rằng sự lãnh đạm ít kết
quả của các cuộc hành quân vào những ngày cuối là do Fuhrer thiếu kiên
nhẫn. Ông này luôn luôn đòi phải thỏa mãn tức khắc các ý muốn của ông.
Còn Jodl, riêng cá nhân ông, cũng chủ trương cố thủ Narvik, nhưng Fuhrer
không cho phép ông nói đến điều đó.
"Về vấn đề này, Lossberg trả lời rằng, nếu các cố vấn của Fuhrer
không có một ảnh hưởng nào, thì họ phải nhường chỗ cho những nhân vật
mạnh thế hơn".
Buchheit thêm vào lời giải thích của Greiner rằng, Lossberg cấm không
cho ông chuyển lệnh rút quân về phía Thụy Điển bằng cách viện cớ liên lạc
vô tuyến điện khó khăn. Trái lại, ông đã trình Brauchitsch ký và thu xếp để