Sứ mạng của Hess không phải phi lý. Phải nói nó hoàn toàn có may
mắn để thành công.
Danh dự và sự cao cả của Anh Quốc, chính là ở chỗ đã không sa vào sự
cám dỗ ghê sợ này.
Sự trầm tĩnh lạnh lùng của nước Anh mang một thứ gì hết sức cao cả.
Khi cánh cửa phòng giam Maryhiỉls Barracks đóng lại sau khi Kirkpatrick đi
ra, Ruđolf Hess, nhân vật thứ ba của Chế độ Đức Quốc Xã, không bao giờ
còn thấy mặt người Anh nào khác ngoài những lính canh. Y chờ đợi những
vị Tổng Trưởng, những người ngang hàng. — Có lẽ cả Hoàng đế nữa, ai biết
được. Nhưng những người mà y gặp không vượt quá hàng sĩ quan cấp úy
hay hạ sĩ quan.
Ngày 10 tháng 6, mất kiên nhẫn, y viết một giác thư— một tối hậu thư
— Y viết lại những lời y đã nói, không thay đổi một chữ, vẫn những luận
diệu đó, đe dọa đó.
Eden đã tuyên bố trước Thứ Dân Viện :
"Hess đã phải hiểu rằng, tuyệt đối không có vấn đề tham gia một cuộc
thương thảo thuộc bất cử loại nào với Hitler hay với chính phủ của hắn ta.
Từ khi Hess tới xứ này, y đã bị đối xử như một tù binh và sẽ tiếp tục bị đối
xử như thế cho đến khi chiến tranh kết liễu".
... Là kỳ hạn y sẽ bắt đầu bị đối xử như một tên tội phạm.