CHƯƠNG XIII.
CĂN NGUYÊN CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG NGA
Khi quân đội Đức tràn vào Ba Lan, hồi tháng 9 năm 1939
, thì Đức chỉ
còn để lại tại biên giới Pháp vài sư đoàn. Đến khi tập trung quân vào tháng
10 để dồn sang phía Tây, quân đội Đức cũng lại chỉ đế ở lãnh thỔ chiếm
đóng Ba Lan có một vài sư đoàn mà thôi.
Nước Ba Lan bại trận bị qua phân. Quân Nga và quân Đức đã đóng ở
các vị trí của mình hai bên lẰn ranh mà Ribbentrop và Molotov (Ngoại
trưởng Nga Sô) đã vạch trên bản độ một tháng trước. Ở một vài địa điểm,
quân Đức hăng hái truy kích địch, đã tiến ra ngoài khu vực đóng quân đã ấn
định. Nhưng họ đã trở lại không khó khăn. Không nơi nào có sự việc đáng
tiếc gì xảy ra.
Sự qua phân lãnh thổ Ba Lan có vẻ tượng trưng. Một thế kỷ rưỡi trước
kia, một cuộc qua phân khác đã tạo nên giữa Phổ và Nga một sự liên đới kéo
dài trên một trăm năm.
Lịch sử đi mau hơn vào thời đại chúng ta. Không đầy hai năm sau hòa
ước Mạc Tư Khoa, Đức Quốc của Hitler và nước Nga của Staline khai
chiến.
Về hai năm đó, hồ sơ ở Nuremberg có 185 tài liệu chính trị và quân sự
từ văn khố của bộ Hải quân Đức cho phép chúng ta theo dõi từng ngày mối
bang giao mỗi lúc một trầm trọng giữa hai nước để rồi đưa tới cuộc xung
đột.
Tài liệu đầu mang nhựt ký 23 tháng 8 năm 1939, là ngày ký hiệp ước
Nga-Đức bất tương xâm. Tài liệu cuối cùng mang nhựt ký 22 tháng 6 năm
1941, là ngày quân Đức tiến vào đất Nga. Bắt đầu bằng một cuộc liên minh
và chấm dứt bằng một cuộc tử chiến.
Ban đầu, Đức hoàn toàn thỏa mãn. Ngày 17 tháng 9, viên Chỉ huy
trưởng các cuộc hành quân trên biển ghi nhận sự tiến quân của Nga vào Ba