tên là H và J. Bộ tư lệnh Hải quân Đức không chống đối việc đó, trái lại, Đô
đốc Raeđer khuyên Fuhrer nên "rộng rãi ".
Ngày 25 tháng 11, một cuộc duyệt xét tình hình tống quát đưa đến kết
luận là thái độ của Nga vẫn hoàn toàn làm Fuhrer hài lòng. Hải quân Đức
nghĩ rằng chính nhờ áp lực của Nga mà các xứ phía Bắc và phía Đông Nam
vẫn giữ lập trưởng trung lập. Bao lâu Staline còn sống, bấy lâu nước Nga
còn giữ thái độ đó, và một cuộc đổi hướng sẽ chỉ được nghĩ tới sau một thời
gian củng cố nội bộ nhiều năm, "Lần đầu tiên từ 50 năm nay, nước Đức
không sợ ở phía Đông, và một cuộc chiến tranh với một mặt trận duy nhứt là
điều kiện có thể thực hiện được.
Như vậy, sau 3 tháng thí nghiệm, Bộ tư lệnh Hải quân vẫn cương quyết
ủng hộ sự liên minh. Bộ ngoại giao, là nơi Ribbentrop đòi quyền đỡ đầu cho
Hòa ước Mạc tư khoa, còn tỏ ra quyết liệt hơn nữa. Các giới chức kinh tế,
nói chung đều chia sẻ quan điểm này - Nước Đức cân nhắc những món lợi
do sự thỏa hiệp vởi các người Sô viết : Đức chọc tức người Anh trong cố
gắng phong tỏa nước này và thoát được cái thế gọng kềm chiến lược của
một trận chiến tranh 2 mặt trận.
Nhưng dưới thực tế được các tài liệu chính thức chứng minh này, còn
một thực tế nữa sâu xa hơn : nó ở trong óc Hitler.
Ông không rời mắt khỏi những mục đích chính của ông. Ông biết rằng
cuộc mở rộng đất đai của Đức về phía Đông sẽ bắt buộc phải đụng nước
Nga và phải tính đến việc nước này chống đối. Ngày 23 tháng 11 năm 1939,
ông đã nhìn nhận trước mặt các Tướng lãnh rằng những mưu toan của Nga
nhắm vào vịnh Ba Tư và các xứ vùng Ba Nhĩ Cán đụng phải đường lối
chính trị của Đức. Ông đã nói với họ rằng người Nga sẽ chỉ tôn trọng hòa
ước bao lâu họ còn thấy nó có lợi cho họ và ông cho hiểu ngầm rằng ông
cũng dành quyền làm như vậy. Ông đã kể cho các Tướng lãnh hiểu rằng, sau
này, một cuộc biện minh bằng võ lực không thể tránh được.
Nga và Đức bây giờ cùng chung một biên giới. Một điều làm cho
Fuhrer lo âu và bực bội : bên kia bửc tường thép mà quân chiếm đóng Nga