HITLER VÀ CÁC DANH TƯỚNG ĐỨC QUỐC XÃ - Trang 193

không phải là đối thủ của một quân đội được trang bị hiện đại và được chỉ
huy tốt".

Fuhrer nhìn thấy trong nhận xét trên một sự xác nhận các ý kiến của

ông là đúng. Đã nhiều lần ông nói : " Quân đội Đức bị suy yếu vì cuộc
khủng hoảng nội bộ mấy năm nữa ".

Năm 1940 bắt đầu. Trừ ở Phần Lan, chưa đâu có chiến tranh. Mối bang

giao Nga-Đức bắt đầu đồng điệu : dậm chân tại chỗ và hơi có xu hướng trở
nên kém cỏi.

Điều đáng chú ý là mối đe đọa chiến tranh do Anh-Pháp đưa ra chống

lại Nga đã không làm cho hai nước Nga-Đức xích lại gần nhau hơn trong sự
thỏa hiệp về chính sách. Chính lúc đó, trái lại, sự hợp tác về Hải quân tan rã
và cáo chung.

Lỗi do Hitler kiềm chế Bộ tư lệnh Hải quân của ông. Ông cấm không

cho thông báo cho Nga những kế hoạch của chiếc Bismarck như đã hứa.
Ông còn khuyên nên trì hoãn việc bán những chiếc tàu đóng dở dang. Ngày
26 tháng Giêng ông nói: " Nếu cuộc diện chiến tranh trở nên thuận lợi một
cách mau chóng, chúng ta sẽ có thể không cần bán ".

Ngược lại, Hitler chống lại việc đóng tàu ngầm cho Đức tại các xưởng

đóng tàu của Nga Ông nói: " Tàu của họ có lẽ chẳng ra gì, và không nên để
cho người Nga vì một 1ý gì tin rằng chúng ta yếu kém ".

Cuộc viễn chinh đánh Na Uy có thể gây khủng hoảng trong bang giao

Nga-Đức. Đức cắt đứt của Nga con đường đi lên phía Bắc các nước vùng
Scandinavie là nơi Nga vẫn nhắm tới. Tuy nhiên, Liên sô tuyên bố họ không
chú ý tới cuộc xung đột đó và các tài liệu của Đức chứng nhận rằng Nga đã
tỏ ra thông cảm ".

Trong vụ Na Uy, Bộ tham mưu Hải quân đã có một ý kiến quỷ quái. Họ

đề nghị với Fuhrer (tài liệu C. VII. 40.103) đừng chiếm đóng Tromsoe và
tuyên bố với Nga rằng Đức nhìn nhận những quyền lợi riêng của Nga tại
vùng nầy. Cái mồi đặt đúng chỗ cho một cường quốc thèm hải phận tự do và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.