các sĩ quan Hải quân đã nói với Fuhrer : " Thà để quân Nga ở Tromsoe hơn
là để quân Anh tới đó " : Fuhrer vặn lại : " Nhưng tốt hơn nữa là thấy quân
Đức ở đó. Chính ta chiếm luôn cả Tromsoe nữa ".
Ngày 10 tháng 5 năm 1940, cuộc tấn công Pháp bắt đầu. Tiếng vang
đầu tiên nghe được ở Mạc-tư-khoa về những chiến thắng của Đức đưa tới
Bá-linh ngày 21, là ngày các chiến xa của Guderian đã tới Abbeville, dưới
hình thức một phúc trình của Đại sứ Von der Schulenburg. Ồng này cho biết:
" Sự thắng lợi của Đức không gây sự khó chịu nào ở đây cả ".
Vị Đại sứ đã thiếu nguồn tin, hoặc có lẽ sự phán đoán cửa ông đã bị
phai mờ
trước thành kiến thiên Sô viết của Tổng trưởng Ngoại giao Ribbentrop
là cấp chỉ huy của ông. Staline đã xây dựng cả nền chính trị của mình trên
một cuộc chiến tranh lâu dài, và cách thức thâu ngắn chiến tranh của Đức
chỉ làm cho ông ta hết sức thất vọng và sợ hãi. Những nhà quan sát Đức đã
sớm cho biết điều đó.
Vị chỉ huy các cuộc hành quân trên biển, ngày mồng 5 tháng 6 đã cho
rằng : "Nga hoan nghênh các thắng lợi quân sự của Đức, nhưng sợ sẽ bị tấn
công sau khi Đức toàn thắng. Một chiến thắng của Đồng minh càng không
đáng ao ước. Việc Nga tích cực tham chiến không thành vấn đề, vì quân sự
Nga còn yếu kém và chính trị nội bộ Nga không ổn định. Staline không định
hy sinh cho Đồng minh. Đường lối chính trị chính thức của Nga đối với Đức
vẫn đàng hoàng tử tế, nhưng không phải nhứt định không thể có phá hoại
dần dần sự hợp tác kinh tế. Vì Nga sợ về tương lai của mối bang giao với
Đức nên tính mở rộng lãnh thổ tại các nước vùng Baltique ".
Năm ngày sau, tùy viên Hải quân cho biết: " Có một sự lạnh nhạt rõ rệt
và những khó khăn cụ thể ". Ông ta cũng nêu rõ là Nga sợ bị Đức tấn công
sau khi đã đánh bại các cường quốc Tây Ắu.
Tuy nhiên bề ngoài hòa ước vẫn tồn tại. Ngày 29 tháng 5, chính phủ
Nga từ chối không tiếp viên Đại sứ toàn quyền do Anh phái tới để thương