Năm 1707, Charless XII đã từng bị đặt trước một tình thế tương tự như
Hitler. Công tước Marlborough, mà nước Anh phải sang để thuyết phục ông
bỏ liên minh với Pháp, đã trông thấy, lúc vào văn phòng nhà vua Thụy Điền,
một bản đồ lớn nước Nga. Ổng nói : "Chà, nước Nga, một chiến trường tốt
biết bao cho một vị Thống soái như Hoàng thượng có lẽ lời nói đã đó là lời
quyết định".
Hitler không có ai ở gần dám cám dỗ ông. Trái lại, một số ít vài nhân
vật dám khuyên ông thì lại tìm cách để ông bỏ ý định đánh Nga. Nhưng
những lời cảnh cáo rụt rè sợ sệt kia, như những lời cảnh cáo của
Caulaincourt nói với Napoléon, chắc hẳn đã càng củng cố thêm quyết định
của Hitler. Ông đã quen thuộc với tập quán cái gì ông cũng có lý.
Ngày 27 tháng 12, Đô đốc Raeder trình bày sự phản đối. "Vị Tư lệnh
Hải quân, biên bản ghi lại, yêu cầu chúng tôi tập trung nỗ lực vào một việc
chống kẻ thù chính là Anh Quốc. Một mặt, Anh Quốc đã cải thiện vị thế của
mình nhờ sự lãnh đạo chiến tranh kém cỏi của người Ý ở Đông Địa trung
hải, và nhờ sự tiếp viện của Hoa Kỳ. Mặt khác, Anh Quốc có thể bị đánh
gục vì sự di chuyển trên đại dương bị tắc nghẽn. Những cố gắng của chúng
ta trong việc đóng tiềm thủy đỉnh và lập một lực lượng hải — không rõ ràng
không đủ. Tất cả tiềm năng chiến tranh của chúng ta phải dành hoàn toàn
cho cuộc chiến tranh chống Anh; mọi sự phung phí sức lực hại đến Không
quân và Hải quân sẽ kéo dài chiến tranh và làm hỏng thắng lợi cuối cùng. Vì
lẽ đó, Vị tư lệnh Hải quân kịch liệt phản đối một trận chiến chống Nga trước
khi đánh bại Anh Quốc".
Fuhrer trả lời rằng nhịp sản xuất tàu ngầm rất thấp (từ 16 tới 18 chiếc
mỗi tháng). "Tuy nhiên, ông nói, đối thủ cuối cùng ở lục địa cần phải loại trừ
trước khi quay lại chống Anh. Do đó, Lục quân phải có những phương tiện
cần thiết. Sau đó, chúng ta sẽ tập trung nỗ lực vào Hải quân và Không quân
".
Cuối năm 1940 và đầu năm 1941, thật bi thảm cho nước Anh. Luân
Đôn sụp đổ dưới bom đạn và dân chúng thủ đô Anh mệt dừ và khốn khổ