chủ bút, nên các báo Nga và bảo Đức đã nắm lấy cơ hội đó để lại quả quyết
rằng giống người Anglo-Saxon sẽ không thể nào làm vẩn đục mối bang giao
tốt đẹp Nga-Đức. Và ngàv 22 tháng Giêng, trước Thứ dân viện, Thứ trưởng
Ngoại giao Butler thú nhận rằng chính phủ Hoàng Gia Anh đã thất bại trong
cố gắng thiết lập một sự hợp tác chính trị với Nga Sô.
Mấy hôm sau, bang giao Nga-Phần Lan trải qua một cơn khủng hoảng.
Nga cảnh cáo Phần Lan rằng Nga không cho phép Phần Lan tự ý liên lạc với
một cường quốc nào khác. Bá linh không có phản ứng.
Ngày mồng 1 tháng Ba, quân Đức vào đất Bảo, Nga lạnh lùng cải chính
sự đồng tình bằng cách tuyên bố rằng vấn đề đó không bao giờ được đặt ra
trong các cuộc đàm phán Nga-Đức. Thực ra, cuộc tiến quân mới của Đức
đối với chính phủ Sô viết là một sự hy sinh thiệt thòi, vì Molotov, khi sang
Bá linh, đã đòi sát nhập Bảo vào vùng ảnh hưởng của Liên sô.
Trong tháng Ba này, các cơ quan tình báo Đức nhận được hai phúc
trình cho biết về các biện pháp động viên của Nga ở phía Tây. Rồi lại nhận
được phúc trình thứ ba loan báo có sự cải thiện rõ ràng những bang giao
giữa Anh và Nga Sô.
Trong các xứ vùng Ba Nhĩ Cán, sự cạnh tranh Nga-Đức tiếp diễn một
cách công khai. Ngày 20 tháng 3, Đức loan tin một thắng lợi lớn. Nam Tư
gia nhập Hiệp ước Tam phương. Nhưng 8 hôm sau, chính phủ thân Hitler
của Stoyadinovitch bị quét bởi một cuộc đảo chính quân sự được tính thần
quốc gia ủng hộ. Một lần nữa, Hitler dứt khoát vấn đề.
Ông quyết định chiến tranh trong vùng Ba Nhĩ Cán. Hậu quả là, như tôi
đã nói, kế hoạch Barbarossa bị đình hoãn. Nga đáng lý bị tấn công ngày 15
tháng Năm, được hưởng "án treo" sáu tuần. Tài liệu A 20-27 có ghi : " Mọi
biện pháp có thể coi là thế công phải được đình hoãn theo lệnh của Fuhrer".
Nếu Nga mong muốn chiến tranh, hay nếu tự thấy sẵn sàng, cuộc xung
đột Nga-Đức đã xảy ra vào lúc đó. Nhưng, mặc dù Đức đã ký hiệp ước thân
hữu với chính phủ Nam Tư, Mạc-tư-khoa cũng để quân đội Đức chiếm đóng