cách cố tránh chiến tranh, nhưng nếu chiến tranh bùng nổ, Nga sẽ bị thanh
toán trong vài tháng ". Và Ribbentrop nhấn mạnh, nhấn mạnh một cách nặng
nề — phá trước hệ thống bào chữa của mình tại Tòa án Nuremberg sau này,
vì trước Tòa ông nói rằng không biết những dự án xâm lăng của Fuhrer ;
"Tôi không biết Staline có nhấn mạnh chính sách bất thân thiện với
Đức hiện nay hay không. Nhưng tôi phải cảnh giác là dù sao một cuộc xung
đột với Nga hoàn toàn không phải không có thể xảy ra. Ông không nên báo
cáo với Hoàng đế rằng chiến tranh Nga-Đức không có thể. Trái lại, tình hình
cho thấy một cuộc xung đột phải được coi là có thể nếu không phải là chắc
sẽ xảy ra ".
Các nhà ngoại giao thời xưa hiểu nhau qua nửa lời nói...
Ngày 13 tháng 4, sau chuyến Âu du về, Matsuoka ký với Nga một hiệp
ước trung lập. Thật là bất ngờ. Một lần nữa, các tài liệu Nuremberg đưa ra
lời giải thích.
Ngày 20 tháng 4, Đô đốc Raeder, người không hiểu nhiều về khoa
ngoại giao, xin Fuhrer soi sáng vấn đề. Hồ sơ của Bộ Hải quân Đức đã ghi
câu trả lời của tân Machiavel :
"Hiệp ước Nga-Nhựt đã được ký kết với sự đồng tình của chúng ta, để
làm cho Nhựt bỏ ý định lấy Vlađivostok và thúc giục họ tiến đánh Tân Gia
Ba. Tôi đã tuyên bố với Matscova rằng Nga không có gì phải sợ nếu họ thi
hành đúng theo hiệp ước Mạc tư khoa và giữ thái độ tử tế với Đức. Trong
trường hợp trái lại, tôi đã có quyết định. Lời tuyên bố đó đã ảnh hưởng tốt
đến thái độ của Nga vì bây giờ Nga rất tử tế với ta và không ngờ chúng ta
định tấn công họ ".
Sự giả hình rất tế nhị đó có một mục đích trực tiếp quân sự. Hitler biết
rằng cuộc động viên của Nga chậm chạp và Đức sẽ chắc chắn có lợi thế vô
cùng nếu tấn công bất ngờ. Chủ ý kế hoạch của ông — không để quân đội
Nga sống sót sau cuộc đụng độ đầu — luôn luôn ám ảnh Hitler, và ông đã
lấy ngoại giao phục vụ cho chiến lược.