viết: "Nga sẽ chỉ đánh khi nào bị tấn công. Tất cả các cuộc chuẩn bị quân
sự đều được tiếp tục một cách có chừng mực và, theo như người ta có thể
nhận xét, chỉ có tánh cách thuần túy phòng thủ. Chính sách Nga cố gắng,
cũng như trước, duy trì mối bang giao tốt đẹp nhứt với nước Đức ".
Ngày mồng 7 tháng sáu, phúc trình A 22-65 xác nhận hoàn toàn ý kiến
đó. "Mọi cuộc quan sát chứng tỏ Staline và Molotov là những người duy
nhứt chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của Nga, làm mọi cách để
tránh một cuộc xung đột với Đức. Thái độ chung của chính phủ cũng như
luận điệu của báo chí, thường tường thuật những biến cố liên quan đến nước
Đức một cách tốt đẹp, chứng tỏ quan điểm đó. Sự thi hành trung thực hiệp
ước kinh tế ký với Đức cũng chứng tỏ điều đó".
Sau cùng, ngàv 15 tháng 6, tài liệu A 22-16f quả quyết ; "Staline sẵn
sàng nhượng bộ tối đa".
Như vậy, Đức không có lý do trực tiếp để báo động. Không có gì bó
buộc Đức phải hành động. Mọi biến cố xảy ra từ ba tháng nay đều có lợi cho
Đức. Đức đã chiếm vùng Ba Nhĩ Căn, mà Nga đã không nói gì. Đức đã gửi
quân sang Phần Lan và Nga cũng chẳng nói chi. Sự xung đột công khai giữa
quốc gia Sô viết và quốc gia kiểu Hitler vẫn thuộc loại tổng quát và không
bao hàm một đe dọa thực sự nào. Trái lại. Nếu Đức muốn mở rộng hiệp ước
Mạc tư khoa để có lợi hơn, thì chỉ cần ngỏ ý với Nga. Sự sợ hãi mà Đức gây
nên cho Nga càng làm cho Đức ở vào những lợi thế hơn để thương thuyết.
"Staline sẵn sàng nhượng bộ tối đa..."
Nhưng Hitler thì lại sẵn sàng có những quyết định cực đoan. Ngày 14
tháng 6, ông họp trước bàn ông những tướng lãnh chỉ huy của Đức. Ồng nói
với họ trong một giờ rưỡi. " Chiến tranh không thể tránh được, ông nói với
họ, và vì vậy chúng ta phải lãnh đạo chiến tranh một cách thế thủ và thế
công, hầu không để chúng ta bị quân Nga đánh bất ngờ, khi chúng sẽ được
chuẩn bị hơn và trong lúc chúng ta mắc bận tại những khu vực khác ".
Các Tướng lãnh Đức, lắng nghe, câm như hến. Không một ai, trong số
những kẻ đeo phù hiệu cấp Tướng đó, dám đứng lên để hỏi Fuhrer xem