thắng. Những chiến thắng vẻ vang và luôn luôn còn dở dang, ông nói :
"Đáng lẽ ra chúng ta có phải đưa chiến tranh vào đất Anh bằng một
cuộc đổ bộ đại quy mô không ? Hơn nữa, trước giả thuyết của một cuộc can
thiệp của Mỹ, cần phải xét đến việc chiếm đóng một số các hòn đảo ở Đại
tây dương như Islande và Acores. Từ các đảo ấy chúng ta sẽ có thể tung ra
những đòn công hiệu đặc biệt đánh vào sự di chuyển của các tàu Anh và bảo
vệ lãnh thổ Chân Âu giống hệt như Nhựt Bổn đang bảo vệ Đại Á nhờ các
căn cứ xa xôi của họ trong Thái Bình Dương. Nhưng, Fuhrer rất khôn
ngoan, ỏng đã bỏ không chiếm các mục tiêu đó. Vì không những việc chinh
phục các mục tiêu đó mà sự bảo vệ chúng và sự duy trì những mối liên lạc
với chúng bằng đường biển đòi phải có một lực lượng Hải quân và Không
quân hùng hậu mà hiện chúng ta chưa có được.
Trong thời kỳ đầu của cuộc chiến, là lúc chúng ta có ưu thế tuyệt đối
trên bộ và ưu thế đáng kể trên không, nhưng chúng ta đã không toàn thắng
được vì Hải quân của chúng ta yếu kém vô vọng. Cuộc đổ bộ lên đất Anh đã
được chuẩn bị với những chi tiết tỉ mỉ nhứt, nhưng chỉ với những phương
tiện chuyển vận ứng biến, nên đã không dám thi hành vì chúng ta đã không
loại hẳn được Không quân Anh khỏi vòng chiến ".
Sau khi nói về sự thất bại của kế hoạch Gibraltar và những thất bại ở
Địa Trung Hải do sự bất lực của Ý gây nên, Jodl nói tới vấn đề nóng bỏng
thứ hai của cuộc chiến :
"Ngày nay, nhìn lại những thất bại triền miên của chúng ta từ năm
1943, một câu hỏi được đặt ra và còn được đặt ra mãi : có phải chúng ta đã
đánh giá hoàn toàn không đúng mức lực lượng của bọn Bôn-Sơ-Vích
không? Nếu xét về chi tiết các cuộc hành quân, câu trả lời chắc chắn là
đúng. Nhưng nếu xét toàn bộ cuộc tấn công Nga, không thể có nghi vấn.
Điều khiển chiến tranh cũng như làm chính trị không phải đơn thuần là một
bài tính cộng và một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhứt của
chiến tranh là không gì khó bằng đánh giá lực lượng đối phương. Ngay khi
mỗi yếu tố đều đã được lượng giá đúng mức, thì vẫn còn những điều không