CHƯƠNG XVI.
MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TƯỚNG JODL
Hơn hẳn Keitel, một tay siêu thư lại tham mưu, bộ mặt quân sự nổi bật
nhứt của vụ án Nuremberg là Đại tướng Alfred Jodl.
Ông chính là một nhà chiến lược, một lý thuyết gia về chiến tranh. Nền
giáo dục quân sự của ông có một căn bản lịch sử vững mạnh, và ở trong
quân đội Đức, ông được coi là nhà chuyên môn tài ba nhất về các chiến dịch
và các lý thuyết của Napoléon. Trong suốt cuộc chiến tranh ông là trưởng
ban hành quân của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân lực. Người ta có thể coi
ông như vị cố vấn chính của Hitler — trong phạm vi chữ cố vấn có thể đi
theo cái tên này : Hitler.
Jodl cũng như Keitel là một người bạn đồng hành nhỏ bé trong số
những nhà quý tộc còn nắm giữ những chức vụ chỉ huy chính yếu trong
quân lực Đức. Phần lớn các vị tướng soái nói về ông vởi một sự hạ cố không
xa sự khinh bỉ. Họ nói : " Cặp Keitel — Jodl không được quân đội mến
chuộng vì họ coi hai người này như những công cụ phục vụ làm nô lệ cho
Fuhrer ". Sự khinh bỉ đó, ông cảm thấy, và có lẽ đã đóng góp vào việc làm
cho Jodl có những tâm tình Quốc Xã. Ông nhập đoàn những kẻ chống các
Tướng lãnh cổ truyền là những người không nhìn nhận ông hoàn toàn là một
người của họ. Hơn nữa, ông tán thưởng thiên tài quân sự của Hitler. Con
người chuyên nghiệp nghiêng mình trước sự tài giỏi hơn của một kẻ tài tử.
Nhưng Jodl tỏ ra sáng suốt hơn chủ mình. Ông đã nói trước Tòa án
Nuremberg ; " Những nỗi nghi ngờ của tôi đối với chiến thắng của Đức bắt
đầu phát sinh vào mùa Đông 1941-1942 ". Người ta đã thấy là vào năm
1942 và 1943 ông đã thử hành động chống lại giấc mơ làm lớn về quân sự
của Hitler. Ông thú nhận : "Fuhrer dần dần đã mất cái nhìn đúng đắn về tình
hình. Ông đã đi tới chỗ muốn giữ tất cả các mặt trận mà không lo đến sự
điều khiển tổng quát cuộc chiến. Ông bám chặt cho tới cùng vào tất cả