CHƯƠNG XVII.
HITLER QUYẾT ĐỊNH CHẾT Ở BÁ LINH NHƯ THẾ NÀO ?
Trong mùa thu năm 1944, Keitel thuật lại, sức khỏe của Hitler giảm sút.
Lúc đó ông ở Rastenburg, thuộc Đông Phổ. Ông không rời nơi này.
Quân Nga tràn ngập các biên trấn phía Đông. Không còn bao quát được sự
lãnh đạo chiến tranh tổng quát, Fuhrer bảo vệ kịch liệt các tỉnh của những
người Đức cổ xưa và những người bộ binh đeo đoản kiếm thời trước. " Nếu
tôi bỏ đi, ông nói, Đông Phổ sẽ mất ".
Giọng ông khàn đi. Ông khạc đờm. Những cơn đau bao tử và đau ruột
hành hạ ông. Những người thân cận ông, bi ám ảnh kề từ ngày 20 tháng
7
bởi ý tưởng mưu hại, nghĩ là ông bị đầu độc.
Keitel nói " Ông đau đến phải nằm liệt giường hai hay ba ngày. Song
ông cố ngồi dậy để nghe báo cáo mỗi ngày và không cho phép ai vào phòng
ông trước khi ông mặc quần áo chỉnh tề. Ông nói : " Chỉ cần để ý đừng để
các ông ấy giữ tôi quá nửa giờ, tôi nói nhiều hơn, mệt lắm, không được ".
Keitel khuyên ông nên trở về Bá-linh. Ban đầu ông không chịu và lặp
lại rằng ông bỏ đi thì vùng Đông Phổ sẽ mất. Đoạn ông tuyên bố : " Tôi cần
lấy lại giọng nói của tôi, tôi cần nói với dân tộc Đức ". Đầu tháng 12, ông về
Dinh Tể tướng mới, giữa những đống gạch vụn của thủ đô Đức Quốc Xã.
Người ta giải phẫu các dây thanh âm của ông tại hầm trú ẩn riêng.
Trong 8 ngày, ông ra lệnh bằng mấy hàng chữ nguệch ngoạc trên một mảnh
giấy. Lúc đó là lúc ông chuẩn bị cuộc tấn công Ardennes, ngọn lửa cuối
cùng của quân đội Đức vùng dậy, chuyến ra đi tìm mồi lần chót của con heo
rừng. Để chỉ huy cuộc tấn công này, Hitler đã cho mời Thống chế hồi hưu
von Rundstedt, đã hai lần bị thất sủng. Trước khi ra tiền tuyến, Thống chế
đến yết kiến Fuhrer. Ý tưởng thấy lại chiến trường đắc thắng của ông hồi
1940 đã làm cho vị Thống chế già trẻ lại : " Phong độ thay, Hitler nói với
Keitel, đúng là người mà tôi cần ".