tai hại vẫn còn để nắm trong tay ông như một xác chết. Từ khi lên cầm
quyền ông đã nói : " Tôi sẽ chẳng khi nào đầu hàng ". Ông đã tàn sát cả
nước ông để giữ lời thề đó.
Ngay đến những gì còn lại cho ông do các cuộc chiến thắng, ông cũng
không bỏ. Jodl nói : " Chúng ta hãy còn giữ được Ý, Hung, Na Uy và vùng
Ba Nhĩ Cán ". " Kể cả mặt trận phía Tây, Keitel nói rõ, tất cả gồm ba phần tư
lực lượng của ta ". Nhưng, Đức Quốc thì đã bị xâm chiếm tới tim rồi.
Vào khoảng giữa tháng 4, hai vị Tướng lãnh đã cho Hitler hiểu rằng
không thể nào ngăn cản sự tiếp hợp của hai lực lượng Mỹ - Nga được. Họ
cũng thêm là Bá linh đã bị nguy. Hitler đáp là chiến tranh cứ vẫn tiếp tục.
Tuân phục cho đến cả tội ác, Bộ Tổng tham mưu Quân lực chuẩn bị
một tổ chức phòng thủ mới. Những mảnh đất rách nát còn lại của Đại Đức
Quốc Xã chung quanh vùng biển Baltique, một xó xỉnh của mấy xứ Baltes,
một mảnh thuộc Đông Phổ, Na Uy, Hanovre, vùng Hambourg được tập họp
lại dưới quyền chỉ huy của Đô Đốc Doenitz. Một vùng khác được thành lập
gồm có xứ Bavière, Áo Quốc, một phần khác của Bắc Ý. Các ngọn núi cao
trong vùng này sẽ giúp cho cuộc kháng cự kéo dài, để Quốc gia Quốc Xã có
thể tồn tại, và mộng của Hìtler vẫn tiếp tục. Người ta đồng ý rằng Fuhrer sẽ
đích thân nắm quyền chỉ huy vùng này.
Khi Keitel và Jodl đề nghị kế hoạch đó cho Hitler, thoạt tiên ông bảo
không được. Phải van nài mãi và cũng nhờ áp lực bi thảm của các biến cố
quân sự ông mời miễn cưỡng ưng thuận. Nhưng rồi ông lại đổi ý khi người
ta trình bày rõ trên giấy trắng mực đen, về sự chi phân quyền hành của ông.
Ông hét lớn : " Không bao giờ tôi ký, không bao giờ, đem cái đó đi đi... "
Mắt ông nhìn xuống danh xưng mà Jodl đã đặt cho hai khu vực Bắc và Nam.
" Tôi không thích mấy cái tên này, ông nói. Hãy gọi " khu vực A " và " khu
vực B ".
Tuy vậy nhưng nguyên tắc đã đạt được. Người ta chấp nhận hy sinh
Bá-linh. Chính phủ Quốc Xã bắt đầu di tản về Berchtesgaden, thủ đô của
tuyệt vọng.