cương, ông cho rằng quyền lợi của Đức và của Anh phù hợp nhau. Ông
không muốn phá hủy Đế quốc Anh vì ngoài chủ nghĩa quá khích (của nhóm
đa số ra, kiến trúc chính trị rộng lớn đó đang nắm được những đám người
cùng khồ, đói khát của Á Châu. Nhưng ông nhứt định đòi Anh, đáp lại, phải
thừa nhận để ông nắm độc quyền cải tổ Trung âu, tự do cắt xén cho Đức
Quốc khoảng đất cần đề đủ sống và khả năng thanh toán các món nợ với
Nga, Ribbentrop quả quyết:
"Tôi đã mất công vô ích cảnh cáo ông là Anh Quốc sẽ không dung tha
sự lấn chiếm của chúng ta một cách vô hạn định".
Hitler đã tìm cách liên minh với Anh. Goering nói : "Để đạt được sự
liên minh đó, ông ta sẵn sàng bảo đảm một cách tuyệt đối sự toàn vẹn lãnh
thổ của Hòa Lan, Bỉ và Pháp. Ông tính bỏ vùng Alsace-Lorrainc. Ông không
thích có thuộc địa lắm, và có thể bỏ hẳn ý định lập một Đế quốc thuộc địa.
Cuối cùng, ông đã sẵn sàng ký một hiệp ước Á Châu, bảo đảm cho Ấn Độ
chống lại cuộc xâm lăng của Nga".
Những điều kiện đó đổi với Fuhrer xem ra rất là độ lượng. Được bình
yên Tây Âu, củng cố ở Châu Á, lại được bảo đảm là không phải đương đầu
với Đức trên mọi đại lộ của thế giởi, thì nưởc Anh, theo ông nghĩ, sẽ chẳng
có lý do gì đề chống lại sự bành trướng và phát triển của nước Đức. Hơn nữa
cuộc liên minh Anh-Đức này nằm trong trật tự của sự vật, vì chính nước
Anh cũng cần nó.
Chính ở đây là chỗ Hitler phân tích Đế quốc Anh một cách rất kỳ lạ và
điên cuồng, sự phân tích đó một phần lớn là hậu quả của bài diễn văn ngày
5-11-1937 mà tôi đã nói đến và sẽ còn trở lại vấn đề này.
Hôm đó ông đã nói:
"Tôi không đồng ý là Đế quốc không thể lay chuyển. Cái mối nguy của
nó
do sự hiện hữu của những địch thủ hơn là do sự chống cự của các dân
tộc bị trị. Đế quốc Anh và Đế quốc La Mã không thể so sánh với nhau được,