Tuy vậy, Hitler vẫn nuôi hy vọng là nước Anh sẽ không đánh. Ông chịu
bỏ ý muốn có Anh làm Đồng minh, nhưng không chịu nhận là phải đương
đầu với Anh như kẻ thù.
Trong lúc xảy ra vụ Tiệp Khắc, ông nói : "Cái viễn tượng phải chịu
đựng một lần nữa một cuộc chiến tranh lâu dài sẽ làm nước Anh không dám
can thiệp. Các biện pháp tái võ trang do chính phủ Luân Đôn ban bố và cả
việc trưng binh cũng không làm ông lo ngại vì ông coi đó chỉ là một sự biểu
dương chứ không phải là bằng chứng của một quyết tâm.
Năm 1939, ông vẫn còn nghi ngờ về sự can thiệp của nước Anh, và,
Keitel nói : "Phải 15 ngày sau Hitler mới coi lời tuyên chiến của Anh là
nghiêm trọng".
Hitler nghĩ: Người Anh đã tính sổ về cuộc can thiệp của mình vào năm
1914 và đã thấy nó rất là tiêu cực. Họ đã thoảng nhận ra là họ đã làm lợi cho
Đế quốc Pháp. Họ đã trở nên nghèo vì đó. Họ đã để cho Hoa Kỳ qua mặt.
Đế quốc của họ đã bị lung lay, họ đã mất Ái Nhĩ Lan, họ lại mất Ai Cập. Họ
đang bị đe dọa có thể mất luôn Ấn Độ. Một cuộc chiến tranh mới sẽ làm sự
sa sút rõ rệt hơn và càng khơi rộng thêm những rạn nứt. Đế quốc Anh đương
tan rã. Nam Phi chắc chắn, còn Úc và Gia Nã Đại thì cỏ lẽ, sẽ từ chối theo
mẫu quốc trong một cuộc phiêu lưu mới, trong đỏ người ta sẽ kêu gọi họ đổ
máu một cách vô ích. Người Mỹ cộc cằn, háu ăn, thủ lợi sẽ thu lượm hết.
Người Anh biết điều đó, vì vậv họ sẽ không tham chiến trừ phi bị bó buộc.
Bằng chứng là họ đã giải giới. Đối với một bộ óc như của Hitler, giải
giới đồng nghĩa với thoái thác. Ông biết rõ về hạm đội Anh hơn bất cứ ai
khác. Ngoài hai chiến hạm lớn và Nelson, chế tạo theo một quan niệm đã lỗi
thời, hạm đội Anh không có lấy một chiếc tàu lớn tối tân nào, những chiếc
tuần dương hạm thuộc Hải quân Anh quá ít và đã mệt mỏi. Quân đội đã sa
sút, không còn một giá trị nào. Không quân đã lỗi thời. Súng phòng không
chưa có. Điều đó có nghĩa gì ? Nếu không phải là Anh Quốc đã quyết định
một cách chín chắn để chọn sự trung lập.
Còn Mỹ ?