Ít khi Hitler nghĩ tới. Trong khi Nga Sô đồ sộ ám ảnh ông, thì sự rộng
lớn của Mỹ không có một hình ảnh nào trong trí tưởng tượng của ông. Một
đôi khi trong những câu chuyện rộng rãi trước những người thân thiết, ông
đã tính khơi lại một cuộc chiến tranh chia rẽ mới giữa người Hoa Kỳ gốc
Nhật Nhĩ Mãn với người Hoa Kỳ gốc Mỹ. Nếu toàn thắng Âu Châu, chắc
chắn ông đã hướng sang Tân Thế Giới với mưu định đòi lại cái chất liệu
người và sức lao động Đức là cái đã làm cho Bắc Mỹ cũng như Nam Mỹ phì
nhiêu. Nhưng đó là một tương lai u ám. Thực ra, Hoa Kỳ lúc đó hầu như
vắng mặt trong cái thế giới Hitler : Đó là một nước lớn, lạ lùng và vô giá trị,
bị tư bản dày vò, bị bọn người Do Thái làm thối nát, bị tê liệt bởi chủ nghĩa
duy vật, bị đần độn vì chiếu bóng, thú vui, dã cầu và được cai trị bởi một kẻ
thủ của Đức Quốc, cuồng nhiệt nhưng bất lực.
Ông nói :
"Mỹ Quốc vào năm 1917 đã trải qua một kinh nghiệm chẳng ra gì về
chiến tranh nên không muốn thử can thiệp một lần nữa vào cuộc xung đột ở
Âu Châu"
Goering thuật lại :
"Tôi đã thường nói với Fuhrer ngay trước sự chứng kiến của người
khác rằng nếu nước Anh tham chiến chống lại Đức thì Mỹ Quốc sớm muộn
gì cũng sẽ tiếp ứng ngay cho Anh. Fuhrer không đồng ý. Ông quả quyết là
Mỹ sẽ không tham chiến bất cứ trong trường hợp nào, trừ phi trực tiếp bị đe
đọa. Ổng căn cử trên một câu chuyện mà ông đã nói với Lloyd George,
khiến ông có một ý niệm hoàn toàn sai về thái độ và trạng thái tinh thần của
giống người Anh-Mỹ. Ông cũng rất lầm về ảnh hưởng của nhóm người chủ
trương đứng biệt lập ở Mỹ".
Con người rất am tường về các vấn đề quân sự Âu Châu đó, chỉ có một
ý niệm rất mù mờ về tiềm năng chiến tranh của Hoa Kỳ. Những cuộc chuẩn
bị tái võ trang của nước này đã hoàn toàn ở ngoài tầm nhận xét sắc sảo của
ông. Sự chậm trễ trong việc khởi công cung cấp các đồ phụ tùng cho Anh
Quốc càng làm ông tin rằng Hoa Kỳ bất lực. Ông cứ tưởng một dân tộc bị