Quý Châu là vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số, vì
vậy giữa các dân tộc có đoàn kết và hoà thuận hay không,
đối với Quý Châu mà nói, là một việc vô cùng quan trọng.
Hồ Cẩm Đào đặc biệt coi trọng tình hình này của tỉnh, ông
thường nói: "Ở Quý Châu, xa rời sự phát triển toàn diện về
chính trị, kinh tế và văn hoá của các dân tộc, xa rời sự bình
đẳng và đoàn kết của các dân tộc, thì không thể có được sự
ổ
n định đoàn kết về chính trị và sự phồn vinh thịnh vượng
về kinh tế được, chấn hưng Quý Châu và làm cho dân giàu
lên cũng khó thực hiện được."
Hiện tượng dân tộc đại Hán ở đâu cũng có, Quý Châu cũng
không ngoại lệ. Qua bài bình luận ngắn sắc sảo trên "Quý
Châu nhật báo" có thể thấy, người Quý Châu quen với việc
gọi hiện tượng man rợ thô lỗ ngang ngược là "rất Mèo".
"Mèo" là chỉ các dân tộc thiểu số khác trong đó có dân tộc
Mèo. Các quan điểm như "người dân tộc thiểu số thích
uống rượu", "dân tộc thiểu số lòng dạ hẹp hòi, tính tình cổ
quái", "cán bộ dân tộc thiểu số trình độ thấp" rất thịnh
hành trong người Hán. Bài bình luận ngắn chỉ ra, thành
kiến và kỳ thị này đi ngược lại chính sách của nhà nước,
không có lợi cho sự nghiệp của Đảng.
Ngày 15 tháng 9 năm 1987, Hồ Cẩm Đào phát biểu với
hơn 300 cán bộ cấp từ trưởng phòng trở lên, về nhiều hiện
tượng như vậy, nhấn mạnh cần xử lý tốt bài toán lớn đoàn
kết dân tộc. Sau đó, ông lại triệu tập hội nghị cấp Cục
trưởng, giám đốc Sở, bất ngờ đưa ra một đề bài cho các
quan chức cao cấp vốn quen với ngồi tít trên cao chỉ huy
người khác, hạn cho họ trong vòng 20 ngày phải nộp bài.
Bài thi này là đề mục Hồ Cẩm Đào cao hứng đưa ra
trong bài nói chuyện: "Thông qua triển khai tuyên truyền