công tác giáo dục vào vị trí quan trọng "trọng điểm chiến
lược" và "kế lớn cơ bản" hay chưa? Ông hy vọng lãnh đạo ba
cấp này đều có thể đưa ra câu trả lời kiên định và có tiếng
vang.
Đầu tháng 11 năm 1985, một ngày thứ bảy sau ba tháng
đến nhậm chức, Hồ Cẩm Đào lần lượt đến với sinh viên
của trường Đại học Quý Châu và Đại học Sư phạm, giống như
một sinh viên, đích thân cầm bát xếp hàng mua cơm ở nhà
ăn sinh viên, sau đó xúm vào ngồi cùng với sinh viên “ăn to
nói lớn”. Các sinh viên trong nhà ăn xúm quanh Hồ Cẩm
Đào, tranh nhau nói, không có gì e ngại: bất luận là bước đi
cải cách, vấn đề mở cửa đối ngoại, hoạt động ngoại khoá,
vấn đề phân công tốt nghiệp..., họ đều sẵn lòng nói ra
những lời thật lòng với Bí thư Tỉnh ủy. Hồ Cẩm Đào hỏi đáp,
cười nói vui vẻ.
Có lẽ vào thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào lại tìm lại được cảm
giác thanh xuân khi làm nhân viên phụ đạo của Đại học
Thanh Hoa khi xưa. Ông nói thẳng thắn tại cuộc toạ đàm:
"Thấy các bạn, tôi đã nhớ tới cuộc sống đại học của mình.
Tôi mong trở thành một thành viên trong các bạn. Các bạn,
tôi là một “thành viên danh dự của lớp” có được không?" Câu
trả lời của các sinh viên là sự hoan hô đầy hưng phấn.
Trong toạ đàm, điều mà các sinh viên quan tâm nhất là
vấn đề thành tài như thế nào. Khi một sinh viên khoa sử
than phiền "học lịch sử khó thành tài", Hồ Cẩm Đào đã nói
một cách sâu sắc: "Cơ hội thành tài đối với mỗi người là như
nhau, muốn thành tài, mấu chốt là ở bốn chữ - “việc là
do người". Sự từng trải của Hồ Cẩm Đào là một sự giải thích
tốt nhất cho bốn chữ này: Ông sử dụng cái mình không
được học, công việc hiện nay hoàn toàn không hề liên quan