giáo dục dân tộc, đã có những nâng cao gì về tính lâu dài và
tầm quan trọng của công tác dân tộc? Làm thế nào để kết
hợp giữa đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế văn hoá của
khu vực dân tộc với công tác nghiệp vụ của mình? Về điểm
này có những biện pháp cụ thể, thiết thực khả thi gì?"
Hồ Cẩm Đào không những bắt các Cục trưởng, giám
đốc Sở nộp bài trong vòng 20 ngày, còn nhắc nhở họ
rằng: "Biện pháp đưa ra không ở chỗ nhiều, quý là ở chỗ
thực tế, thiết thực khả thi, có thể vượt qua được kiểm
nghiệm của hiện thực."
Hồ Cẩm Đào đến Đại học Quý Châu và Đại học Sư phạm,
đích thân cầm bát đến nhà ăn sinh viên mua cơm, sau đó
ngồi vào bàn “ăn to nói lớn” với sinh viên. Nội dung đề cập
đến các vấn đề như phân công tốt nghiệp, cuộc sống
trong trường, hoạt động ngoại khoá, bước đi cải cách, mở cửa
đối ngoại, mọi người tranh nhau nói đủ thứ chuyện.
Hồ Cẩm Đào khi ở Quý Châu hết sức coi trọng giáo dục.
Những tư liệu mà người viết nắm được trong tay cho thấy,
Hồ Cẩm Đào ở Quý Châu tuy kín tiếng, nhưng ông xuất
đầu lộ diện nhiều nhất là những trường hợp liên quan
đến giáo dục, hễ là các hội nghị có liên quan đến giáo dục,
về cơ bản ông đều tham gia, hơn nữa cho phép các phương
tiện thông tin đại chúng đưa tin.
Hồ Cẩm Đào đến Quý Châu nhận nhiệm vụ chỉ một
tháng, đã lập tức phát biểu quan điểm tại hội nghị công tác
giáo dục toàn tỉnh: "Phát triển giáo dục, mở mang trí tuệ là
kế lớn căn bản của chấn hưng Quý Châu làm cho dân
giàu." Tại hội nghị, Hồ Cẩm Đào đã để cho lãnh đạo Đảng ủy
ba cấp tỉnh, địa khu, huyện tích cực suy nghĩ: Đã thật sự đặt