Trong khi phong trào sinh viên ở Bắc Kinh nước sôi lửa
bỏng, Hồ Cẩm Đào xa lánh vòng xoáy thị phi, ung dung ứng
phó, thậm chí ngay cả La-sa cũng không ở, xuống dưới thị
sát. Là sách lược? Là tư thế? Không ai có thể biết được. Chỉ
có điều sự chín chắn này khiến cho người ta khâm phục.
Bắc Kinh trời long đất lở, nhưng tình hình ở Tây Tạng lại
tương đối ổn định, lệnh giới nghiêm ở thành phố La-sa vẫn
có hiệu lực. Sau khi bày tỏ thái độ trung thành với Trung
ươ
ng, việc Hồ Cẩm Đào phải xử lý vẫn là vấn đề tình hình
Tây Tạng. Điều mà ông suy nghĩ là tuyệt đối không thể để
hậu viện bị cháy.
Nhóm khảo sát của Quốc vụ viện chia thành tốp tới các
nơi La-sa, Nhật Ca Tắc, Sơn Nam, trải qua 12 ngày khảo sát
thực địa đưa ra kết luận: tình hình ổn định, kinh tế phát
triển, người dân Tây Tạng đã giành được những thành tích
lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy khu, chính quyền nhân
dân khu. Hồ Cẩm Đào lên lãnh đạo được một năm đã được
khẳng định đầy đủ.
Tình hình chính trị phức tạp, kinh tế nghèo nàn lạc hậu
là nguyên nhân căn bản ảnh hưởng tới ổn định lâu dài của
Tây Tạng. Năm 1988, khi khảo sát tại Tây Tạng, Kiều Thạch
từng nói: "Công tác của Tây Tạng có rất nhiều, thế nhưng,
phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế, giúp đỡ quần
chúng thoát nghèo làm giàu là nhiệm vụ hàng đầu, cần
phải đặt lên vị trí hàng đầu để nắm cho thiết thực."
"Công tác trung tâm của Tây Tạng, suy cho cùng là cần
đưa kinh tế đi lên, lấy phát triển sức sản xuất để đem lại
yên ổn lâu dài." Trước khi rời Bắc Kinh đến Tây Tạng, lãnh
đạo Trung ương giao cho tuỳ cơ ứng biến, khiến cho Hồ