vang lên tiếng còi hiệu tiến quân vào cải cách thể chế
chính trị của Trung Quốc.
Vì vậy có thể tưởng tượng được, thời đại Hồ Cẩm Đào chắc
chắn sẽ thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, vì đó là con
đường mà Trung Quốc tất phải trải qua, cũng là con đường
mà Hồ Cẩm Đào tất phải trải qua, nếu không cải cách của
Trung Quốc tất sẽ đi vào ngõ cụt, những thành quả kinh tế
đã giành được cũng sẽ sụp đổ do sự lạc hậu của chế độ chính
trị, cuối cùng khiến cho người kế nhiệm là Hồ Cẩm Đào
không thể nào ngồi vững trên chiếc ghế số một của
Trung Quốc. Vì vậy nói, đóng góp về chính trị của Hồ Cẩm
Đào cần phải giành được bước đột phá về mặt cải cách thể
chế chính trị, ngoài cái đó ra không có lựa chọn nào khác.
Cải cách thể chế kinh tế có thể từ dưới lên trên, còn cải
cách thể chế chính trị cần phải từ trên xuống dưới, Hồ
Cẩm Đào có thể sẽ không mạnh dạn tuyên bố dân chủ hoá,
nhưng sẽ thực hiện một số biện pháp thu hút người dân
tham gia chính trị để tiếp tục triển khai cải cách kinh tế và
chính trị. Theo quan sát phán đoán đối với việc ông giữ
cương vị lãnh đạo địa phương trước kia, ông sẽ có động tác
mới về mặt cải cách dư luận.
Nhưng Hồ Cẩm Đào sẽ tiến bước vào cải cách thể chế
chính trị khi nào và như thế nào lại là một vấn đề cần
tích cực nghiên cứu và phân tích. Ông đốt cháy lên "ngọn
lửa lớn" này khi lực lượng của mình đã chín muồi, hay là
dùng "ngọn lửa lớn" này để đốt cháy những thế lực chính
trị cũ còn sót lại, những cái đó còn cần phải tiếp tục quan
sát.