Hồ Cẩm Đào đã không muốn nhìn thấy quyền lực chính
trị rơi vào bị động, đương nhiên ông cũng không muốn nhìn
thấy môi trường chính trị rơi vào bị động. Tin rằng ông sẽ
tìm thấy được đột phá khẩu phù hợp với cá tính và phong
cách của ông.
Đúng như Vương Quý Tú đã nói, "phát triển chính trị của
Trung Quốc tương lai cũng cần có sự dẫn dắt của một
người chín chắn, nếu không sẽ dễ xuất hiện chao đảo, đảo
lộn, làm không tốt có thể làm tiêu tan cơ hội và thành quả
phát triển."
Hồ Cẩm Đào cần phải là một nhân vật chín chắn trong
trăm người mới chọn được một, nhưng nhân vật chín chắn
như vậy dùng sách lược và khí phách của nhà chính trị tấn
công vào bức tường chính trị này như thế nào, chắc chắn
là cần đến công phu siêu lớn lấy nhu khắc cương như là
"nước" vậy.
Lại quay trở lại, cho dù Hồ Cẩm Đào tiến hành cải cách
thể chế chính trị, e rằng cũng không đến nỗi khiến cho
Trung Quốc về cơ bản thay đổi hoàn toàn, trở thành một
nước thoát thai hoán cốt hoàn toàn từ bỏ tính chất căn bản
của chủ nghĩa xã hội như các nước phương Tây mong đợi, suy
cho cùng bản thân ông chính là sản phẩm của chủ nghĩa cộng
sản. Cải cách thể chế chính trị mà Hồ Cẩm Đào muốn
tiến hành cần phải được xúc tiến từ "dùng Đảng thay thế
chính quyền, tập trung quyền lực cao độ, bàn bạc chấp
hành gộp làm một, tư pháp phụ thuộc" sang "Đảng và chính
quyền có sự phân công, quyền lực phân tầng, bàn bạc
chấp hành phân lập, tăng cường pháp luật". Có thể tưởng
tượng, cải cách của thời đại Hồ Cẩm Đào vẫn sẽ là kiểu tiệm
tiến, không thể làm đến mức không quan tâm gì đến