nhân tình thế thái. Vì thay đổi triệt để Trung Quốc còn
cần phải có một thời gian tương đối dài, làm quá nóng vội
chỉ có thể có kết quả ngược lại.
Hồ Cẩm Đào rất có thể sẽ có những động tác mới về mặt
cải cách dư luận. Khi Hồ Cẩm Đào chủ trì công tác ở Quý
Châu và Tây Tạng, đều đã từng có những động tác trong mặt
dư luận báo chí. Khi ở Quý Châu, tờ "Quý Châu nhật báo"
dưới sự quản lý của ông đã dấy lên hành động "cải cách đưa
tin hội nghị", nghĩa là chỉ cần đưa những tin tức mà quần
chúng quan tâm, có thể không cần sao chép đúng quy cách
của "Nhân dân nhật báo". Khi ở Tây Tạng, tờ "Tây Tạng nhật
báo" dưới sự quản lý của ông đã mạnh dạn đưa ra quan điểm
"lãnh đạo chính là phục vụ", chỉ rõ lãnh đạo so với người dân
không có điểm nào đặc biệt và cao quý hơn cả, quyết không
phải là ông trời nhận sự quỳ lạy của nhân dân, mà là nhân
viên công vụ luôn luôn chịu sự giám sát của nhân dân. Nếu
như lãnh đạo nào còn nằm ngủ trên cuốn "sổ công lao"
hoặc dùng quyền lực mà nhân dân giao cho để làm những
việc làm tổn hại tới lợi ích của nhân dân và đất nước, thì
nhân dân có thể thu hồi lại quyền lực trong tay anh ta bất
cứ lúc nào, bãi miễn chức vụ của anh ta.
Khoảng tháng 4 tháng 5 năm 2002, hành động của một Bí
thư thành ủy của Trung Quốc đã gây xôn xao: Bí thư thành
ủ
y thành phố Trường Trị của tỉnh Sơn Đông là Lữ Nhật Châu
sau khi lên giữ chức được ba ngày, tức vào ngày 12 tháng 2
năm 2000, đã phát biểu yêu cầu cơ quan báo của thành ủy
"Trường Trị nhật báo" thực hiện chức năng giám sát của báo
chí. Nhưng lãnh đạo tờ "Trường Trị nhật báo" khó phân biệt
được thật giả trong thái độ của Bí thư thành ủy, vì vậy không
dám khinh suất hành động, chỉ biết chờ đợi nghe ngóng.