Vương Quý Tú, giáo sư trường Đảng Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc, người có nghiên cứu rất sâu về nền
chính trị Trung Quốc, hơn 10 năm kiên định bất di bất
dịch hô hào Trung Quốc tiến hành cải cách thể chế chính
trị, khi trả lời phỏng vấn của người viết đã bày tỏ, Trung
Quốc đã không còn cần đến chủ nghĩa quyền uy mới,
hiện tượng chủ nghĩa quyền uy thời đại Mao Trạch Đông,
thời đại Đặng Tiểu Bình trước đây là do thời đại đặc định và
chế độ đặc thù tạo thành, cũng tức là kiểu nhân vật đó cũng
chỉ có dựa vào chế độ đó mới có thể trưởng thành. Giới chính
trị trước kia, quyền lực quá tập trung, Đảng và chính quyền
không tách rời, dùng Đảng để thay thế chính quyền,
quyền lực tổ chức tập trung vào trong tay một người. Trung
Quốc hiện đại, cái mà nó cần không phải là thể chế kiểu
nhân trị tập trung quyền lực cao độ vào cá nhân nhà lãnh
đạo, mà là từng bước chuyển sang thể chế kiểu dân chủ với ý
nghĩa thực sự. Trong kết cấu chính trị kinh tế xã hội của
Trung Quốc, mâu thuẫn và vấn đề tầng sâu nhất hiện
nay là thể chế chính trị tụt hậu nghiêm trọng, vì vậy cải cách
thể chế chính trị đã tới lúc không thể trì hoãn được nữa. Cải
cách thể chế kinh tế có thể làm từ dưới lên trên, còn cải
cách thể chế chính trị cần phải từ trên xuống dưới, cần
dám động dao từ lợi ích của bản thân mình. Quyền lực là
một tấm lưới đan xen chằng chịt, bên trên động bên dưới
không động, chỉ có thể càng động càng bị động.
Đã trở thành bậc chưởng môn của thế hệ mới, Hồ Cẩm
Đào trong lòng hẳn đã sớm có trù tính của mình đối với
nền chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc, mặc dù
hiện nay ông còn chưa hoàn toàn nắm đại quyền trong tay,
nhưng ông tuyệt đối sẽ không ngồi nhìn quyền lực chính
trị dưới con mắt của mình ngày càng bị lâm vào bị động.