Điều tâm đắc này tin chắc rằng sẽ ít nhiều được thể
hiện ra trong quá trình Hồ Cẩm Đào nắm quyền sau này.
Chuyên gia vấn đề Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ Phó
Cao Nghĩa bày tỏ, "Hồ Cẩm Đào có thể sẽ không mạnh dạn
tuyên bố thực hiện dân chủ hoá, nhưng sẽ có một số biện
pháp để thu hút người dân tham gia chính trị để tiếp tục
triển khai cải cách kinh tế và chính trị."
Giáo sư Gin của Viện nghiên cứu Brúc-lin của Mỹ đã viết
trên tờ "Thời báo New York" chỉ ra, Trung Quốc sau Mao
Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã xuất hiện một lãnh tụ kiểu
quản lý thế hệ mới, nếu như lấy một công ty lớn ra để so
sánh, người sáng lập công ty rất có quyền uy, nhưng người
đến sau thì lại là xuất hiện sau khi công ty đã đi vào quỹ
đạo, do đó không có được quyền uy như người sáng lập.
Trung Quốc thời kỳ Giang Trạch Dân đã xuất hiện giai
cấp kiểu quản lý, tương lai mọi người sẽ có thể chờ đợi một
tập đoàn kiểu quản lý, mà Hồ Cẩm Đào tương đương với
người đứng đầu của tập đoàn quản lý này.
Hồ Cẩm Đào vừa không phải là “lớp người du học ở Liên
Xô", cũng không phải là “lớp người du học ở Mỹ", ông không
có kỷ niệm đối với Liên Xô để hoài niệm, đối với nước Mỹ
cũng không có tình cảm mới hiện thực nào để dựa dẫm, đây
cũng chưa chắc đã không phải là một việc tốt sau này,
ngược lại sẽ có lợi cho ông đứng trên mảnh đất Trung Quốc
nắm bắt thời cuộc một cách không nghiêng lệch bên nào.
Chí ít, Hồ Cẩm Đào trước đó không để lại cho người ta bất
cứ ấn tượng "thân Mỹ" hay "thân Nga" nào, cũng là tiện lợi
cho ông xoay chuyển nhẹ nhàng trên trường quốc tế.