Thế nhưng, đối với một người cao sâu khó lường như Hồ
Cẩm Đào, quyết không thể chỉ dựa vào tuổi tác và sự từng
trải để đưa ra phán đoán chủ quan. Năm xưa, Đặng Tiểu Bình
ở
tuổi 73 sau khi tái xuất trên vũ đài chính trị, sóng gió gây
chấn động thế giới mà ông ta đem lại thì có ai có thể phán
đoán được chuẩn xác dựa vào tuổi tác và sự từng trải của ông
ta?
Trung Quốc có một câu nói: không kêu thì thôi, đã kêu
thì gây chấn động mọi người.
Liệu ai có thể nói Hồ Cẩm Đào không có khí chất tiềm
tàng có thể "kêu"! Cần biết rằng, trong lịch sử chính trị
thế giới, có không ít nhà chính trị thời kỳ đầu không được
người đời coi trọng nhưng về sau lại khiến cho người đời
phải kính nể, ở đây không cần phải nói nhiều.
Nhân đây xin nói thêm một chút về Đài Loan ở hai bờ eo
biển. Năm xưa Tưởng Kinh Quốc trước lúc ra đi đã chọn
tiến sĩ nông học Lý Đăng Huy làm người kế nhiệm, là một
người mà mọi người công nhận là rất biết lễ phép, cẩn thận
từng ly từng tý một. Nhưng Lý Đăng Huy về sau đã thế
nào? Ông ta không những xây dựng quyền uy của mình
không thua kém gì so với Tưởng Kinh Quốc, hơn nữa càng
có thể nói là đã gây sóng gió lớn trong việc dấy lên cơn sóng
lớn Đài Loan độc lập ở hai bờ eo biển. Nhớ lúc đầu, liệu ai có
thể tưởng tượng được rằng một kẻ "nhược phu" như Lý Đăng
Huy lại có được "khí phách" như vậy?
Nói tới Lý Đăng Huy, nhân tiện nhắc tới một chút về
thương nhân Đài Loan. Qua một số đưa tin của các tạp chí
hải ngoại, cách nhìn nhận của các thương gia Đài Loan kinh
doanh ở Trung Quốc về Hồ Cẩm Đào có thể nói là thống