sau khi ông Hồ lên kế nhiệm thì quan hệ hai bờ sẽ phá vỡ
sự bế tắc."
Trần Thủy Biển coi thường Hồ Cẩm Đào rõ ràng là
không khách quan, ông ta tất nhiên không hy vọng Hồ
Cẩm Đào trở thành một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung
Quốc xuất sắc, Trần Thủy Biển hy vọng đối thủ của ông
ta sẽ bảo thủ giống như ông ta miêu tả vậy. Hồ Cẩm Đào
càng nhu nhược bất tài, thì Trần Thủy Biển sẽ càng thích
thú trong lòng, đây là do cục diện chính trị và chiến lược của
hai bờ xác định. Nhưng tình hình sau này rất có thể sẽ
khiến cho Trần Thủy Biển bị bất ngờ.
Điều cần phải nhắc mọi người chú ý là, Hồ Cẩm Đào
thời sinh viên đã thể hiện đầy đủ mình là một người theo
đuổi sự xuất sắc. Bất luận là thành tích học tập hay là biểu
hiện chung, ông đều cố gắng trên người khác một bậc. Kể
từ khi bước vào cương vị công tác đến nay, đặc biệt là sau khi
chính thức bước vào quan trường, ông đã giấu mình với một
sự nhẫn nại mà người khác khó bì kịp, bước chính xác trên
con đường trung dung không hơn không kém. Thử nghĩ, một
người không có hoài bão cực kỳ lớn thì làm sao có thể làm
được như vậy! Sự khắc kỷ trong gần thì mười năm trở lại
đây, xa thì vài chục năm trở lại đây, năng lượng của ông đã
tích tụ đến thời khắc cuối cùng. “Không bùng phát trong
sự im lặng, thì diệt vong trong sự im lặng”. Hồ Cẩm Đào nên
thuộc loại người bùng phát. Khổng Tử nói: “Khắc kỷ phục lễ
vi nhân”. Vậy thì, cái “lễ” mà Hồ Cẩm Đào muốn phục là
gì? Ông tuyệt đối sẽ không ra sức khắc kỷ mà không có “lễ”
để phục.
Hồ Cẩm Đào thông minh chắc chắn cũng đã thấy được
xu thế tất yếu phải cải cách của Trung Quốc, đứng trước