thời đại có nhiều thay đổi này, bản thân ông sẽ lại đóng góp
vai trò như thế nào trong xu thế tất yếu này? Ông cam
chịu trở thành nhân vật có tính quá độ hay một người bắc
cầu? Ông có thể hài lòng với việc chỉ làm một người khách
qua đường vào thời khắc lịch sử quan trọng của Trung Quốc
hay không? Ông đã được làm thế hệ thứ tư, chắc chắn ông
sẽ không muốn biến mất trong biển chính trị chỉ thuộc
về những kẻ phụ theo một cách khó hiểu.
Tin rằng bản thân Hồ Cẩm Đào cũng đang suy nghĩ tới
vấn đề như thế này: Nên hành động thế nào?
Đất nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm
Đào, giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ khó khăn, tất sẽ xuất hiện
sự cọ xát khó tránh khỏi trên ba mặt. Trung Quốc sẽ càng
trở thành cái đinh trong mắt, xương trong thịt của Mỹ, cuộc
đọ sức giữa hai bên sẽ không ngừng. Nhưng trước khi chưa
lớn mạnh trưởng thành lên, Trung Quốc vẫn sẽ tuân theo lời
di huấn của Đặng Tiểu Bình một cách có sách lược: thao
quang dưỡng hối.
Thế giới ngày nay, Mỹ là nước siêu cường duy nhất, sức
ả
nh hưởng và khả năng hành động đầy uy hiếp của nó
không nước nào có thể không thừa nhận. Quan hệ Trung - Mỹ
cho dù là đối với lãnh đạo thế hệ thứ tư của Trung Quốc
mà nói, cũng là trước tiên coi trọng quan hệ đối ngoại. Có
học giả nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ chỉ ra, nếu như so
sánh quan hệ Trung - Mỹ là một cuộc thi tiếp sức vừa hợp tác
vừa đọ sức, thời kỳ Đặng Tiểu Bình về cơ bản là trận thi đấu
có tính chất học hỏi, Trung Quốc tuy để Mỹ chiếm hết ưu
thế, nhưng Trung Quốc đã chăm chú học hỏi kỹ thuật và
chiến thuật của Mỹ trong khi quan sát; thời kỳ Giang Trạch
Dân, hai nước Trung - Mỹ dần dần bước vào thi đấu, vì