thực lực tổng thể của Trung Quốc được tăng cường khá lớn,
đôi khi sự đối kháng và mức độ kịch liệt của thi đấu cũng
quả thực khả quan; còn bước vào thời đại Hồ Cẩm Đào, hai
nước Trung - Mỹ sẽ xuất hiện sự cọ xát khó có thể tránh khỏi
trong ba mặt dưới đây.
Thứ nhất, vấn đề Đài Loan sẽ có kết quả cuối cùng
trong nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào. Xu thế lịch sử cho thấy,
vấn đề Đài Loan sẽ có được đáp án cuối cùng trong mấy
năm tới, nhưng giải quyết vấn đề Đài Loan như thế nào,
nhân tố Mỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Thứ hai, sự sắp xếp lại bố cục địa chính trị. Thời đại
Giang Trạch Dân, Trung Quốc đã thể hiện ý hướng chiến
lược kỳ vọng ảnh hưởng tới cục diện chính trị thế giới với thực
lực tổng hợp của bản thân làm hậu thuẫn. Thời đại Hồ Cẩm
Đào, Trung Quốc đồng thời với việc sẽ tiếp tục thúc đẩy
tăng cường thực lực của mình, dốc hết sức mình cố gắng
mở rộng mặt trận an ninh của mình, nhằm tạo một môi
trường xung quanh và môi trường khu vực tốt đẹp, nhưng
muốn thực hiện được mục tiêu này, thì cần phải phá vỡ
những trói buộc của bộ khung vốn có do Mỹ chủ đạo.
Thứ ba, ý thức và hệ thống văn hoá chủ lưu đã căn bản
quay lại. Trung Quốc bắt đầu phục hưng lực hướng tâm
thực tế của nền văn hoá của mình, có thể đạt tới những
nhân tài do mình đào tạo ra chính là nhân tài cấp quốc
tế, linh cảm sáng tạo và sự quay lại của văn hoá của dân tộc
mình sẽ xoay chuyển sự ỷ lại vào văn hoá và kỹ thuật ngoại
lai, khiến cho nó ảnh hưởng tới thế giới trong các mặt bức
xạ ngôn ngữ, mô thức hành vi, văn hoá, mà việc tăng cường
mạnh mục tiêu nhân văn này tất sẽ nảy sinh sự cạnh tranh
với “trận tuyến mềm văn hoá” của các nước phương Tây mà