Trung Quốc nếu như xảy ra vấn đề thì là xuất phát từ
nông dân.
Nhà lãnh đạo thế hệ thứ nhất của Trung Quốc là Mao
Trạch Đông đã sử dụng nông thôn để tiến hành "nông thôn
bao vây thành thị", kết quả đã cướp được chính quyền nhà
nước; nhà lãnh đạo thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình đã sử
dụng nông thôn tiến hành "khoán đến hộ gia đình" trước
tiên, kết quả đã mở đường cho cải cách mở cửa; nhà lãnh đạo
thế hệ thứ ba là Giang Trạch Dân đã sử dụng nông thôn để
làm thử "bầu cử dân chủ ở cơ sở", tuy thành phần làm cho
phương Tây xem nhiều hơn, nhưng cũng là học cách sử dụng
vấn đề nông thôn.
Đến lượt Hồ Cẩm Đào, bài toán nông thôn chắc chắn
là phải làm, nhưng làm thế nào để vừa không hời hợt bề
ngoài lại có nội dung thực chất thì lại là một vấn đề đòi hỏi
Hồ Cẩm Đào phải vắt óc ra suy nghĩ. Cái gọi là "bầu cử
dân chủ ở cơ sở" quả thực khó có thể làm cho ra nhẽ được, một
số người trong giới lý luận Trung Quốc phê bình nói: Dân
chủ không thể thực hiện ở nơi dân trí thấp được, mà cần
phải tiến hành trước ở nơi dân trí cao. Dân chủ là bộ phận
quan trọng của cải cách thể chế chính trị, chỉ có thể từ trên
xuống dưới, chứ không thể làm từ dưới lên trên giống như
là cải cách kinh tế được.
Với yêu cầu lịch sử, giai cấp công nhân Trung Quốc đã
từng đóng vai trò đội tiên phong của Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Ngày nay, trong tình hình Đảng Cộng sản Trung
Quốc đứng trước sự chuyển đổi, vai trò lịch sử của giai cấp
công nhân ngày càng chịu sự đe doạ của giai cấp có tài sản
mới nổi lên. Ở thành thị, hàng loạt công nhân viên chức
doanh nghiệp quốc hữu bị cưỡng chế mua đứt thâm niên