công tác rồi bị đẩy ra ngoài xã hội. Những người chủ ngày
xưa này vô cùng tức giận trước thời cuộc đổi thay cầm trong
tay vài chục ngàn Nhân dân tệ là bị "đá một cái ra ngoài",
dẫn đến nhiều nơi trong cả nước xuất hiện các sự kiện
công nhân tụ tập khiếu nại.
Trung Quốc đã không còn là xã hội giai cấp, mà là xã
hội hiện đại được chia thành 10 tầng lớp lớn. Nông dân yêu
cầu giảm nhẹ gánh nặng nâng cao mức sống, công nhân
yêu cầu giải quyết việc làm tiếp tục làm người chủ, giai
cấp có tài sản mới nổi lên yêu cầu tài sản tư hữu được pháp
luật bảo vệ và khát khao có ảnh hưởng tới chính trị, tóm lại
các tầng lớp đều muốn nêu yêu cầu của mình, tìm kiếm
lợi ích lớn hơn cho bản thân.
Những lời yêu cầu mãnh liệt đa dạng này sẽ dẫn tới mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân của Trung Quốc càng phức tạp
và căng thẳng hơn, vì vậy cũng sẽ tăng thêm tính phức tạp và
tính nghiêm trọng cho nền chính trị Trung Quốc do Hồ
Cẩm Đào lãnh đạo.
Những người có tầm nhìn xa đều có thể thấy được, vấn
đề nhà tư bản gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc được ẩn
trong "Ba đại diện" của Giang Trạch Dân là một xu thế lịch
sử. Hồ Cẩm Đào nếu muốn làm cho Đảng Cộng sản chuyển
đổi thành công, và làm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc
cầm quyền lâu dài, cũng cần phải lựa chọn con đường ở
giữa này để đi tiếp. Có thể tưởng tượng thấy, tương lai vũ đài
mở ra trước mặt các nhà tư bản mới nổi sẽ từng bước từ Hội
nghị hiệp thương chính trị, Đại hội đại biểu nhân dân vươn
lên tới cơ quan Đảng, chính quyền, cuối cùng vào tới tầng
lớp lãnh đạo hạt nhân Đảng Cộng sản Trung Quốc, trực tiếp
tham gia vào quyết sách chính trị.