có thể an ủi được, đó là Thế vận hội năm 2008. Vì có Thế
vận hội vào vài năm tới, nên bong bóng của Trung Quốc tạm
thời chưa thể vỡ được. Tiền vốn từ bên ngoài vẫn còn ào ào
đổ vào, trong nước chỗ nào cũng xây dựng, bất kể là hình
thức và nội dung thực chất kinh tế cách nhau bao xa, thân
rồng khổng lồ vẫn là tượng trưng của đất nước Trung
Quốc.
Trong thời gian quý báu còn lại trước Thế vận hội, cũng
có thể coi là trời giúp Hồ Cẩm Đào. Không ít người trong và
ngoài nước dự đoán, dịp đăng cai Thế vận hội cũng là khi sự
phát triển của Trung Quốc lên tới đỉnh cao nhất, cùng với
sự kết thúc của Thế vận hội, kinh tế Trung Quốc cũng sẽ
mất đi khí thế và xuống dốc, tức tụt từ đỉnh cao xuống.
Đến lúc đó có như vậy hay không, tất nhiên là còn phải chờ
quan sát.
Nhưng bất kể sự phồn vinh hiện nay của Trung Quốc là
giả tạo hay là thực chất, tóm lại trước năm 2008 nó vẫn sẽ
gây cho người ta ấn tượng tươi sáng. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia
Bảo vừa vặn có thể tận dụng quãng thời gian quý báu này để
hợp lực thể hiện tài năng, nhanh chóng giúp mình trưởng
thành lên cả về thể lực và khí phách, nhằm hình thành một
phong cách lãnh đạo đất nước độc lập, sau đó tại Đại hội lần
thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào năm 2007 sẽ
lấy Thế vận hội làm lời hiệu triệu, thúc đẩy mình và đất
nước tiến lên hướng tới mục tiêu cao hơn, nhanh hơn, mạnh
hơn.
Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nhanh chân bước lên đài
cao chính trị có một không hai của Trung Quốc, chí khí của
hai người chắc chắn là giống nhau, đó chính là cả hai bên
đều hy vọng lập công gây dựng sự nghiệp, nhằm thể hiện