chí lớn của mình. Vì vậy, hai nhân vật Hồ Cẩm Đào và Ôn
Gia Bảo cùng đi trên một con tàu tự nhiên sẽ kết thành một
khối lợi ích chung, một lòng một dạ đồng cam cộng khổ.
Thử nghĩ, cho dù là hai kẻ yếu hợp sức lại thì cũng càng có
sức mạnh thực chất hơn là hai kẻ mạnh mà không hợp sức.
Nếu như Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo phối hợp chặt chẽ
với nhau, có lẽ đỉnh cao phát triển của Trung Quốc sẽ không
đi xuống sau Thế vận hội, mà sẽ giữ vững ở đỉnh cao,
khiến cho Trung Quốc ngẩng cao đầu bước qua ngưỡng
cửa số phận năm 2010. Từng có học giả nghiên cứu chiến
lược chỉ ra, năm 2010 sau Thế vận hội dường như là năm
thắt nút cổ chai của Trung Quốc, nếu như thuận lợi vượt
qua nút cổ chai này, thì sự phát triển của Trung Quốc sẽ
tiếp tục lên cao; nếu như không vượt qua được nút cổ chai
này, thì sự phát triển của Trung Quốc sẽ xuống dốc.
Còn Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo có bước qua được ngưỡng
cửa này hay không, trong một chừng mực rất lớn được
quyết định bởi mấy nhát rìu mà họ bổ xuống sau này, tức
mấy ngọn lửa chính trị và kinh tế có tính mục đích được
đốt lên có cháy lan ra cả Trung Quốc hay không. Về
chính trị, tiến hành cải cách thể chế; về kinh tế, thúc đẩy
tư hữu hoá. Mục đích của nó là làm cho chính trị thúc đẩy
kinh tế phát triển doanh nghiệp quốc hữu không ngáng
chân kinh tế tư nhân. Ngoài ra, thời gian khó khăn cọ xát
sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, tầng lớp
quyết sách cao nhất tích cực huy động trí tuệ sức lực của xã
hội, thì có thể khiến cho các chính sách và biện pháp liên
quan được thực hiện, giúp cho các doanh nghiệp Trung
Quốc vượt qua được cửa ải khó khăn, cuối cùng làm cho