qua là cách làm phổ biến của người Trung Quốc lúc bấy
giờ, chỉ là ghi rõ gốc gác tổ tiên ở đâu.
Đối với cách nói "người Tích Khê, An Huy", dường như
bản thân Hồ Cẩm Đào cũng không tán đồng.
Theo tập quán của người Trung Quốc hiện nay, sinh ra ở
đâu, thì nên tính là người ở đó.
Khoảng đầu thế kỷ trước, do cuộc sống bức bách, hàng
loạt người Sơn Đông dắt díu gia đình đến Quan Đông, vượt
qua đường xa ngàn dặm tới trú ngụ ở Đông Bắc. Đến nay,
thế hệ sau của những người này đã sinh ra, trưởng thành và
sinh sôi ở Đông Bắc, trở thành người Đông Bắc chính
cống. Ngoài thế hệ già của họ, còn có ai nói mình là người
Sơn Đông nữa?
Hồ Cẩm Đào cũng vậy, thậm chí bậc tổ thượng của ông còn
rời khỏi vùng quê đó sớm hơn nữa. Từ đời thái tổ của ông đã
đi ra khỏi vùng núi An Huy, tới Giang Tô. Cụ nội của Hồ
Cẩm Đào là Hồ Doãn Nguyên, từ An Huy tới Giang Tô từ
thời thiếu niên, vào quán trà học nghề, khi đủ lông đủ cánh
thì đến huyện Thái Hưng của Giang Tô mở quán trà đầu
tiên của họ Hồ.
Từ đó về sau, họ Hồ an cư lạc nghiệp ở Giang Tô, mở cửa
hàng kinh doanh quán trà. Mấy đời sau này, họ Hồ đã sớm
vì vấn đề kinh doanh mà chuyển đến Giang Tô. Người
Huy Châu sau khi thành đạt sự nghiệp thường quen về quê
nhà lấy vợ sinh con, nhằm bày tỏ sự hiếu thuận với cha
mẹ. Ông nội của Hồ Cẩm Đào theo khảo cứu sinh ra ở quê
hương Tích Khê, nhưng cha của Hồ Cẩm Đào sinh ra ở đâu,
thì không ai biết được.