sẽ cùng tiến bước. Các dân tộc khác ở châu Á đang phải chịu đau khổ,
Triều Tiên vẫn nằm dưới ách đô hộ của Nhật Bản, trong khi Ấn Độ và
Đông Dương nằm trong tay những kẻ bóc lột Anh, Pháp.
Dự đoán của Nguyễn Ái Quốc về hợp tác giữa Trung Hoa và Nga là
mang tính tiên tri. Lúc đó, ông đang bình luận về những sự kiện vừa xảy ra
tại Trung Quốc, dẫn đến việc Tôn Dật Tiên liên minh với một nhà lãnh đạo
quân sự để thành lập một chế độ cách mạng ở thành phố Quảng Châu. Tôn
Dật Tiên sống lưu vong trong vài năm, sau khi nhà lãnh đạo chính trị Viên
Thế Khải làm thất bại nỗ lực của các môn đệ của Tôn Dật Tiên xây dựng
một Trung Quốc phương Tây hoá và tự mình giành quyền kiểm soát. Sau
khi Viên Thế Khải qua đời năm 1916, Trung Quốc rơi vào rối loạn, do các
tướng lãnh tranh quyền kiểm soát nhiều vùng ở Trung Quốc.
Nguyễn Ái Quốc lập luận, có những bằng chứng chắc chắn về lịch sử
giải thích tại sao chủ nghĩa cộng sản thích nghi ở châu Á dễ dàng hơn ở
châu Âu. Theo ông, người châu Á, dù bị người phương Tây coi là lạc hậu,
hiểu rõ hơn sự cần thiết phải cải cách toàn diện xã hội đương thời. Họ cũng
có thiện cảm đối với ý tưởng cộng đồng và công bằng xã hội. Trung Hoa cổ
đại đã thực hiện một “sân chơi bình đẳng”, chia đất nông nghiệp ra thành
các phần bằng nhau và để riêng một lô đất làm công thổ. Hơn 4.000 năm
trước, Nhà Hạ đã áp dụng hình thức lao động bắt buộc. Ngay từ thế kỷ thứ
6 trước Công nguyên, đại triết gia Khổng Tử đã dự đoán trước về Quốc tế
Cộng sản và giảng thuyết bình đẳng về tài sản. Vị sư phụ này đã dự đoán,
hoà bình thế giới sẽ không có khi chưa thiết lập nền cộng hoà toàn cầu.
Ông giảng giải: “Không sợ ít mà chỉ sợ không được phân phối bình đẳng”.
Môn đồ Mạnh Tử của ông tiếp tục theo học thuyết của thầy, xây dựng một
kế hoạch cụ thể để tổ chức sản xuất và tiêu dùng. Trả lời một câu hỏi của
nhà cầm quyền, Mạnh Tử nói “nhu cầu của nhân dân là trên hết, sau đó là
nhu cầu của quốc gia, cuối cùng mới đến nhu cầu của quốc vương”.
Quốc đưa thêm dẫn chứng về truyền thống xã hội Á châu, ví dụ như,
theo luật đất đai của Việt nam hạn chế việc mua bán đất, một phần tư tổng
số đất canh tác được coi là đất công thổ quốc gia. Ông kết luận, do đó đến