chuyển thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Hội nghiên cứu chủ nghĩa Max: Hội thành lập trên giấy do Đảng cộng
sản Đông Dương lập ra khi tự giải tán và rút vào bí mật tháng 11 năm 1945.
Nhưng sự thật, Đảng cộng sản vẫn hoạt động bí mật cho đến khi Đảng Lao
động ra đời năm 1951.
Cao Đài: Một tổ chức tôn giáo hổ lốn phát sinh ở Nam bộ vào cuối Thế
chiến thứ Nhất. Cao Đài chống lại tất cả các chính quyền muốn kiểm soát
nó. Giáo phái này vẫn đang còn hoạt động, mặc dù bị chính quyền theo dõi
đặc biệt.
Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (CPRP): Tổ chức cách mạng
này được thành lập dưới sự yểm trợ của cộng sản Việt Nam từ đầu những
năm 1950. Một trong ba đảng thừa kế đảng cộng sản Đông Dương bị giải
tán năm 1951. Các lực lượng vũ trang của CPRP được gọi là Khmer Đỏ.
Giữa những năm 60, Đảng cộng sản Khơ Me thay thế CPRP.
Trung ương Cục miền Nam (COSVN): Cơ quan đầu não của Cộng sản
hoạt động ở miền Nam trong thời kỳ Pháp-Việt Minh và sau này chiến
tranh Việt Nam. Thành lập năm 1951 và giải tán sau khi Sài Gòn sụp đổ
năm 1975.
Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP): Tên đảng bộ của Đảng cộng sản
thành lập ở Thượng Hải, Trung Hoa năm 1921.
Quốc tế Cộng sản (CMT): Tổ chức cách mạng được thành lập tại nước
Nga Xô viết năm 1919, Moscow là cơ quan đầu não của tổ chức. Trực tiếp
lãnh đạo hoạt động của các đảng thành viên trên toàn thế giới. Giải tán năm
1943. Đảng cộng sản Đông Dương gia nhập tổ chức này năm 1935.
Đông Dương Cộng sản Đảng (CPI): Tổ chức cách mạng này chết yểu,
gồm những phần tử ly khai từ Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội năm
1929. Tháng Hai năm 1930 hợp nhất với Tân Việt Đảng thành Đảng cộng
sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập.
Đảng cộng sản Liên Xô (CPSU): Tên cũ Đảng Cách mạng, được thành
lập dưới sự chỉ đạo của Vladimir I. Lenin những năm 1920.