Đảng Hiến Pháp: Đảng chính trị ôn hòa do một số phần tử cải lương
thành lập ở Nam bộ đầu những năm 1920. Đảng này chủ trương dành
quyền tự trị dưới sự bảo trợ của Pháp. Lãnh đạo là Bùi Quang Chiêu hay
lên tiếng chỉ trích Đảng cộng sản và bị cán bộ Việt Minh thủ tiêu trong thời
gian Cách mạng tháng Tám 1945.
Đảng Đại Việt: Một tổ chức Dân tộc chủ nghĩa, thành lập trong thời kỳ
Thế chiến II, theo Nhật kêu gọi và kết nạp những người không cộng sản
chống chế độ thuộc địa của Pháp. Đảng này tồn tại ở Nam Việt Nam đến
năm 1975 khi Sài Gòn sụp đổ.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DRV): Chính quyền độc lập do Hồ Chí
Minh và Mặt trận Việt Minh thành lập ở Bắc Việt ngày 2/9/1945. Tháng
12-1946, quân đội Pháp đánh bật ra khỏi Hà-nội. Hiệp định Geneva năm
1954 thừa nhận chủ quyền của VNDCCH ở miền Bắc VN. Năm 1976 đổi
thành Cộng Hòa XHCN Việt Nam.
Đông kinh Nghĩa thục (Hanoi Free School): Trường học do một số nhà
trí thức yêu nước lập ra ở Hà nội để thúc đẩy cải cách trong thập niên đầu
của thế kỷ XX. Sau khi bị Pháp đóng cửa, những nhà sáng lập đã truyền đạt
ý tưởng vào trường Dục Thanh ở Phan thiết, nơi Hồ Chí Minh đã từng dạy
trong thời gian ngắn năm 1910.
Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Đồng minh Hội): Tổ chức Việt
Nam Dân Quốc dưới sự tài trợ của Quốc Dân Đảng Trung Hoa thành lập
tháng Tám năm 1942. Tổ chức này liên kết một số đảng theo đường lối dân
tộc chủ nghĩa và là con đẻ của tướng Quốc dân đảng Trương Phát Khuê.
Khuê định dùng liên minh này để chống Nhật ở Đông Dương. Mặc dù Hồ
Chí Minh đã tranh thủ lợi dụng tổ chức này cho mục đích của mình, sau
Thế chiến II, Hội này quay ra chống Đảng cộng sản Đông Dương kịch liệt.
Khi cuộc chiến với Pháp nổ ra tháng 12 năm 1946, Hội này coi như giải
tán.
Mặt trận Tổ quốc: Thành lập năm 1955 do chính phủ Việt Nam DCCH,
thay thế cho mặt trận Liên Việt và trước đó là Mặt trận Việt Minh, một tổ
chức ủng hộ đảng phái chính trị ở Việt Nam.