viên, có thể do không quen với cái lạnh kinh khủng của mùa đông nước
Nga, bị ốm và vì lý do đó mà một số bị loại không được tham gia chương
trình nữa. Một sinh viên Việt Nam mắc bệnh lao và được chuyển đến một
thành phố ở phía nam Liên Xô.
Như Nguyễn Ái Quốc mô tả trong bài báo của mình, trường là một nơi
thanh bình để học tập. Có hai thư viện với 47.000 đầu sách và mỗi quốc gia
có học sinh học ở trường có một ngăn sách và tạp chí bằng ngôn ngữ của
quốc gia đó. Các sinh viên “nghiêm túc và đầy nhiệt huyết” và “có niềm
đam mê cháy bỏng muốn thu kiến thức và học tập”. Nhân viên và giáo viên
đối xử với các sinh viên nước ngoài “như những người anh em” và thậm
chí còn mời họ “tham gia vào đời sống chính trị của đất nước”.
Nguyễn Ái Quốc không hài lòng với tất cả hoạt động của trường này.
Chẳng bao lâu sau khi tham dự lễ kỷ niệm lần thứ ba của trường vào tháng
tư năm 1924, ông viết một bức thư gửi đồng chí Petrov, thư ký của Văn
phòng Viễn Đông, phàn nàn rằng thực tế không có người Việt Nam trong
trường và gợi ý cần xây dựng một khu riêng cho sinh viên châu Á. Ông nêu
rõ, trường Stalin làm một khuôn mẫu định hướng tư tưởng của thế hệ các
nhà cách mạng châu Á sau này và sẽ trở thành cơ sở để cuối cùng thành lập
một “hiệp hội” Cộng sản của phương Đông.
Trường Stalin có hai cấp - một chương trình cơ bản kéo dài 3 năm về chủ
nghĩa Marx-Lenin và các ngành khoa học, và một “khoá ngắn hạn” trong
khoảng 7 tháng cho các sinh viên học ngắn hạn. Nguyễn Ái Quốc theo học
khoá ngắn hạn, có lẽ vì ông đang làm việc cho Quốc tế Cộng sản và không
có ý định ở lại thêm Moscow. Ông cũng tham gia một số tổ chức khác do
Xô viết thành lập cách đó ít lâu, thí dụ như Quốc tế Lao động đỏ, Quốc tế
Thanh niên và Quốc tế phụ nữ. Rõ ràng là giới lãnh đạo Quốc tế Cộng sản
coi ông là biểu tượng của các dân tộc thuộc địa, người đóng góp một nét
châu Á cho vô số các hoạt động mặt trận trong những ngày sôi động ấy.
Đầu tháng 5 năm 1924, ông được mời tham gia các lễ kỷ niệm ngày Quốc
tế Lao động hằng năm và nói chuyện về tình đoàn kết công nhân quốc tế tại
lễ ở Quảng trường Đỏ. Hai tháng sau, ông là đại diện của Đông Dương dự