HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 130

Rõ ràng là Nguyễn Ái Quốc không bị mất đi nhiệt huyết cách mạng một

chút nào. Nhà báo Ossip Mandelstam, phỏng vấn ông cho tạp chí Ogonyok
(Ngọn lửa nhỏ) vào tháng 12-1923, nhận thấy người đàn ông trẻ tuổi này có
đầy đủ phẩm chất của tầng lớp trí thức nho giáo, có đôi mắt to đen láy, và
khi ông nói về các điều kiện sống ở đất nước ông, toàn thân ông như không
kìm nén được và đôi mắt ông dường như ánh lên dữ dội. Trong cuộc phỏng
vấn, ông đã nói đến từ “khai hoá văn minh” với thái độ ghê tởm và chỉ
trích gay gắt Nhà thờ Thiên chuá giáo ở Đông Dương đã chiếm gần một
phần trăm đất canh tác của đất nước. Theo Boris Souvarine - nhà cộng sản
người Pháp sau này từ bỏ phong trào cách mạng - thì Nguyễn Ái Quốc giờ
đây đã trở thành “một người theo Stalin hoàn toàn”.

Chỉ có một người trong những người quen của Nguyễn Ái Quốc. đánh

giá thấp ông. Nhà cộng sản lỗi lạc người Ấn Độ M.N. Roy, sau này là đại
diện Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc và (theo quan điểm của nhiều quan
sát viên) do thiếu trình độ là yếu tố chính dẫn đến sự thất bại của các nhà
cộng sản Trung Quốc dưới bàn tay của Tưởng Giới Thạch năm 1927, cảm
thấy chàng thanh niên Việt Nam này về tư tưởng cũng như hình dáng
không có gì gây ấn tượng và là một sinh viên nghèo nữa. Thật mỉa mai,
Nguyễn Ái Quốc lại là một trong số ít người ở Moscow đồng ý luận chứng
của Roy rằng cách mạng châu Á là bước khởi đầu quan trọng để lật đổ chủ
nghĩa tư bản thế giới.

Nguyễn Ái Quốc cũng dành nhiều thời gian để viết, ông là cộng tác viên

thường xuyên cho các tờ báo cánh tả của Pháp và cho báo chí Xô viết, xuất
bản một số bài báo trên tờ Inprecor (Cơ quan ngôn luận chính thức của
Quốc tế Cộng sản). Chủ đề của bài báo rất phong phú, nhưng luôn luôn có
thiên hướng cách mạng. Ông viết về sự áp bức của chủ nghĩa đế quốc ở
Trung Quốc, về các hoạt động của Đảng Ku Klux Klan ở Hoa Kỳ, về cuộc
sống sôi động của nhân dân Liên bang Xô viết, và tất nhiên là về sực bóc
lột dân bản địa ở châu Á và châu Phi của thực dân. Cùng với các sinh viên
Trung Quốc ở Trường Stalin, ông đã chủ biên một cuốn sách nhỏ “Trung
Quốc và Thanh niên Trung Quốc”, xuất bản năm 1925 bằng tiếng Trung,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.