không?” . Nhiều thập niên sau, lời nói của cô vẫn còn đọng lại trong tâm trí
ông.
Nếu nói hồi đó ông vừa là người quốc gia, vừa là nhà Marxist là đúng thì
làm thế nào ông có thể kết hợp hài hoà giữa chủ nghĩa yêu nước và những
đòi hỏi của chủ nghĩa Marxist quốc tế? Câu trả lời có thể tìm thấy ở Lenin.
Khi định nghĩa về khái niệm cuộc cách mạng hai giai đoạn trong “Luận
cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Lenin đã đưa ra khái niệm
“liên bang” đóng vai trò như một giai đoạn chuyển tiếp giữa độc lập dân
tộc và giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản, khi có sự “thống nhất
hoàn toàn của nhân dân lao động thuộc các quốc gia khác nhau”, Lenin
xem các liên bang được lập ra vào đầu những năm 1920 giữa nước Nga
cách mạng và Phần Lan, Hungary và Latvia, giữa Azerbaijan và Armenia
như là các mô hình có thể cho các nước liên kết các quốc gia độc lập và
“các liên minh liên bang” như các thí dụ làm thế nào các liên minh có thể
được thiết lập trong giai đoạn quá độ chuyển sang chủ nghĩa cộng sản toàn
cầu trong một tương lai lâu dài. Nguyễn Ái Quốc rõ ràng đã tiếp thụ các
học thuyết đó khi ông sống tại Liên Xô thời kỳ 1923-1924, và ông đã đề
cập khái niệm này trong một bức thư gửi Ban Chấp hành Cộng sản Quốc tế
vào tháng 5 năm 1934 khi ông cố gắng biện minh cho đề xuất tuyển thêm
các nhà cách mạng châu Á vào Trường Stalin như là một bước tạo “nền
tảng mà trên đó Liên bang Cộng sản của phương Đông có thể được xây
dựng”.
Lần thứ hai Nguyễn Ái Quốc đề cập vấn đề một liên bang quá độ trong
một văn bản được phát hiện mới đây trong kho lưu trữ của Moscow. Trong
khi tác giả văn bản chỉ được nêu là “Nguyễn” thì gần như chắc chắn tài liệu
này được Nguyễn Ái Quốc viết vào khoảng thời gian năm 1924. Trong báo
cáo, “Nguyễn” bàn về ý tưởng một đảng cộng sản Việt Nam tương lai và
tuyên bố, với tầm quan trọng của vấn đề quốc gia tại đó, điều tối quan trọng
phải “giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc bản địa dưới danh nghĩa
Quốc tế Cộng sản”. Theo nhận xét của một người quan sát tư sản, đây là
một “nghịch lý táo bạo”, nhưng lại là một “thực tế tuyệt vời”. Ông lý giải,