HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 168

thời kỳ ấy không thể nào giúp nhân dân Việt Nam mà lại không tôn trọng
thực tế cơ bản về tình hình xã hội đặc trưng của họ. Ông tiên đoán, vào thời
điểm cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ thắng lợi “phần lớn thế
giới đã được Xô viết hoá, và như vậy, chủ nghĩa quốc gia tất yếu sẽ trở
thành chủ nghĩa quốc tế”.

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc một lần nữa đề cập khái niệm

này trong một dự thảo cương lĩnh cho tương lai của Hội Việt Nam Thanh
niên Cách mạng được viết vào tháng 2-1925. Bản thảo hứa hẹn dành cho
tất cả những ai muốn gia nhập tổ chức mới: đầu tiên, tham gia cuộc đấu
tranh lật đổ chủ nghĩa đế quốc và tái thiết lập độc lập dân tộc. Sau đó
chuyển sang cuộc đấu tranh xoá bỏ phân biệt giai cấp và tham gia cách
mạng thế giới,”mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh của chúng ta”. Lời
cam kết xuất hiện trong chương trình của Hội. Cuối cùng được đưa ra vào
tháng Sáu và được đề cập trong một bài báo phát hành tháng Bảy trên tờ
Thanh Niên: “Sau cuộc cách mạng chính trị và xã hội vẫn còn có những
dân tộc bị áp bức. Vẫn còn có sự khác biệt giữa các quốc gia. Khi đó điều
cần thiết phải có một cuộc cách mạng thế giới. Sau đó, các dân tộc ở khắp
bốn phương trên trái đất sẽ là bè bạn của nhau. Đó sẽ là kỷ nguyên của
tình anh em trên toàn thế giới”.

Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại tin cần phải có cuộc cách mạng thế giới? Tại

sao cuộc đấu tranh phi bạo lực để giành độc lập dân tộc lại không thực hiện
được? Suy nghĩ về các vấn đề này thường không xuất hiện trên các ấn
phẩm, nhưng một bức thư ông viết từ Quảng Châu cho Nguyễn Thượng
Huyền, một học trò của Phan Bội Châu đang sống cùng với nhà yêu nước
lớn tuổi này ở Hàng Châu, đã cho thấy một số điểm thú vị về những quan
điểm của ông. Ông Huyền là cháu họ Nguyễn Thượng Hiền, một học giả
yêu nước, từng làm hiệu trưởng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội.
Mùa xuân năm 1925, ông Huyền đã gửi cho ông Nguyễn Ái Quốc một bản
sao về cách mạng mà ông vừa viết dự định sẽ cho xuất bản và hỏi ý kiến
ông Nguyễn. Trong bài viết, ông Huyền lấy nguồn gốc khái niệm cách
mạng từ cuốn Kinh Dịch - sách cổ Trung Hoa, trong đó nói, cách mạng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.