và Ai Cập có các đảng chính trị, có các đảng viên, các nhóm nghiên cứu,
các hội nông dân. Và tất cả họ đều biết phải yêu nước như thế nào. Gandhi
đã thực hiện được chính sách tẩy chay, liệu chúng ta có làm được như vậy
không? Các đảng của chúng ta đâu? Chúng ta chưa có đảng, không có
tuyên truyền, không có tổ chức và anh vẫn muốn chúng ta sẽ tẩy chay
người Pháp”.
Nguyễn Ái Quốc kết luận bằng một chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về
những con chuột không dám gắn chuông vào con mèo để được báo động
trước khi bị tấn công. Còn những Con Rồng Cháu Tiên (tức là người Việt
Nam) thì sao, ông nêu câu hỏi: “Chúng ta mà lại như chuột à? Thật là
nhục nhã”.
Tại Hàng Châu, Phan Bội Châu đã quan tâm đôi chút đến sự xuất hiện
của tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng. Nguyễn Ái Quốc hứa sẽ
giúp nhà yêu nước cao tuổi theo kịp các nhà hoạt động của mình, nhất trí
Phan Bội Châu sẽ dàn xếp một chuyến đi đến Quảng Châu trong mùa hè
năm 1925. Trong bức thư gửi Nguyễn Ái Quốc đầu năm đó, Phan Bội Châu
đã ca ngợi sự sáng suốt và bề dày kinh nghiệm của người thanh niên này và
tuyên bố, ông vui mừng khi biết có ai đó sẽ làm tiếp công việc khi ông đã
cao tuổi và trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, Phan Bội Châu cũng nói rõ, ông
muốn tham gia phong trào. Trong một lá thư gửi Hồ Tùng Mậu, đồng sự
của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu đã ngầm chỉ trích Quốc bằng việc
cảnh cáo người yêu nước trẻ tuổi này không nên hấp tấp.
Trước khi Phan Bội Châu có thể thực hiện các kế hoạch đi Quảng Châu,
ông đã phàn nàn Nguyễn Ái Quốc đang phớt lờ mình. Vào giữa tháng 5-
1925, Phan Bội Châu rời Hàng Châu đi Thượng Hải bằng tàu hoả, nhưng
giới chức Pháp ở Trung Hoa đã được mật thám - chính là người tháp tùng
của ông, thông báo về kế hoạch này. Khi tới nhà ga Thượng Hải, tô giới
quốc tế của thành phố, Phan Bội Châu đã bị mật thám Pháp cải trang thành
tài xế taxi bắt và đưa về Hà Nội xét xử với tội danh phản quốc.
Câu chuyện này gây tranh cãi kéo dài nhất trong lịch sử rối rắm của
phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ đầu, nhiều đảng viên của