Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đã nghi ngờ người phản bội Phan
Bội Châu thông báo cho người Pháp chính là Nguyễn Thượng Huyền, thư
ký riêng của ông. Bản thân Phan Bội Châu cũng viết trong hồi ký của mình
như vậy. Tuy nhiên, một số nguồn tin dân tộc chủ nghĩa phi cộng sản lại
cho rằng thủ phạm chính là người cộng sự gần gũi của Nguyễn Ái Quốc,
Lâm Đức Thụ, hoặc chính Nguyễn Ái Quốc đồng loã với Thụ cố tình phản
bội Phan Bội Châu lấy tiền thưởng và tạo ra một vật tế thần cho sự nghiệp
dân tộc chủ nghĩa. Lời cáo buộc này cũng được một số cây viết phương
Tây nhắc lại, dù không có bằng chứng cụ để khẳng định. Các nguồn tin
cộng sản luôn luôn phủ nhận lời cáo buộc, cho rằng âm mưu phản bội Phan
Bội Châu chính là Nguyễn Thượng Huyền, người sau này rời bỏ phong trào
cách mạng làm việc cho Pháp.
Cuộc tranh luận nổ ra gay gắt chủ yếu theo hướng ý thức hệ. Bằng chứng
từ kho lưu trữ của Pháp đưa ra không có kết luận dứt khoát, nhưng dường
như Nguyễn Ái Quốc không chịu trách nhiệm về vụ này. Có nhiều khả
năng để buộc tội Lâm Đức Thụ là chỉ điểm, vì khi là thành viên của Hội,
ông đã là chỉ điểm. Có thông tin, những năm sau này ông đã nhận trách
nhiệm về hành động đó. Nhưng giả thuyết đó có thể không có cơ sở. Theo
một báo cáo của mật vụ viết tại thời điểm đó, khẳng định chỉ điểm là người
Pháp - có thể, nhưng không chắc chắn là Nguyễn Thượng Huyền - sống với
gia đình Hồ Học Lãm ở Hàng Châu. Ông ta có các thông tin chính xác hơn
về phong trào của Phan Bội Châu, có thể cung cấp các thông tin đó cho
người Pháp. Ông Thụ được nhiều người biết chỉ là kẻ khoác lác vì vậy có
thể đã nhận có dính líu đến vụ bắt giữ này để khuếch trương tầm quan trọng
cá nhân. Rất có khả năng ông Huyền chính là người đã phản bội Phan Bội
Châu.
Dù thế nào đi nữa, Nguyễn Ái Quốc không kiếm được lợi lộc gì khi Phan
Bội Châu bị Pháp bắt. Điều này không có nghĩa loại bỏ Quốc cũng có thể
phản bội nhà yêu nước cao tuổi nếu ông tin điều đó có lợi cho cách mạng.
Giá trị của Phan Bội Châu rõ ràng đã bị hạn chế bởi tuổi tác, thiếu tinh tế
trong chính trị và thái độ miễn cưỡng tán thành bạo lực. Năm 1925, ông là