HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 169

đồng nghĩa thay đổi triều đại. Sau đó, ông kết luận, cuộc đấu tranh chống
chế độ thuộc địa đã thất bại bởi sự tàn bạo của người Pháp và cách tốt nhất
để giành độc lập là bằng các chiến thuật phi bạo lực tương tự phong trào
tẩy chay mà Mahatma Gandhi phát động ở Ấn Độ thuộc Anh.

Trong thư trả lời, Nguyễn Ái Quốc nêu lên sự hoài nghi về nguồn gốc

Trung Hoa của khái niệm này, (Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng có
nguồn gốc văn hoá phương Tây), đưa ra định nghĩa riêng của mình, trong
đó đối lập cách mạng với cải cách. Cải cách, theo như Nguyễn Ái Quốc,
liên quan đến những thay đổi về thể chế của một nước cụ thể nào đó. Cho
dù cải cách có hay không đi kèm bạo lực thì một số trật tự cũ vẫn luôn tồn
tại. Cách mạng - khác hoàn toàn, xoá bỏ một hệ thống và thay bằng một hệ
thống khác. Vì vậy, thay đổi triều đại không tương đương với cách mạng,
vì những người chiến thắng vẫn giữ lại hệ thống quân chủ. Đối với trường
hợp của Mahatma Gandhi, Nguyễn Ái Quốc nói thêm, vị lãnh đạo tinh thần
của Ấn Độ là một người cải cách hơn là nhà cách mạng, vì ông chỉ đòi hỏi
người Anh cải cách các thể chế của Ấn Độ mà không kêu gọi người Ấn Độ
nổi dậy giành độc lập. Ông cũng không đòi hỏi người Anh tiến hành thay
đổi toàn diện trong chính phủ Ấn Độ. Nguyễn Ái Quốc nhận xét, chỉ sau
khi Anh từ chối các yêu sách của mình, Mahatma Gandhi mới kêu gọi tẩy
chay.

Đối với nhận xét của ông Huyền, cách mạng đã thất bại ở Việt Nam vì sự

tàn ác của người Pháp, Nguyễn Ái Quốc đáp lại với sự bực bội:

“Anh trông đợi điều gì? Anh nghĩ rằng họ sẽ cho chúng ta tự do muốn

làm gì thì làm, để chúng ta tìm mọi cách đánh đuổi họ đi ư? Anh nghĩ rằng
họ sẽ khoanh tay ngồi nhìn chúng ta tấn công vào lợi ích của họ ư? Thay vì
trách cứ người khác, tôi cho rằng tốt hơn hết là tự trách mình. Chúng ta
phải tự hỏi “Tại sao người Pháp lại có thể đàn áp chúng ta? Tại sao nhân
dân chúng ta lại ngu muội như vậy? Tại sao cách mạng của chúng ta chưa
thành công? Bây giờ chúng ta phải làm gì?” Anh so sánh chúng ta với
những kinh nghiệm thành công của Ai Cập và Ấn Độ, nhưng họ giống như
cái ô tô có bánh xe và cả tài xế, còn chúng ta chỉ như cái khung xe. Ấn Độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.