thành lập các chi bộ đảng trong nhà máy, trường học và nông thôn, tất cả để
chuẩn bị cho cách mạng bùng nổ trong tương lai.
Vì chưa phải là một Đảng cộng sản, Hội Việt Nam Thanh niên Cách
mạng không có đại diện chính thức tại Đại hội VI, nhưng có ba người Việt
Nam tham dự Hội nghị dưới danh nghĩa đại biểu Đảng cộng sản Pháp. Một
trong ba người này là Nguyễn Văn Tạo, quê Nghệ An, từng bị đuổi học tại
Sài Gòn vì hoạt động tích cực trong thời gian giữa thập niên 1920 và sau đó
bí mật sang Pháp. Dự Đại hội với tên An, Nguyễn Văn Tạo đã đọc một bài
diễn văn quan trọng. Tạo lý luận, mặc dù một số người cảm thấy Việt Nam
chưa sẵn sàng cho một Đảng cộng sản, nhưng thực sự đã có một giai cấp vô
sản tuy nhỏ bé nhưng đang phát triển và việc có một Đảng cộng sản là nhu
cầu bức thiết, vì giai cấp tư sản địa phương không có khả năng lãnh đạo
cách mạng. Trên thực tế, những tổ chức “cải cách dân tộc chủ nghĩa” như
Đảng Lập Hiến và Đảng An Nam Độc lập do Nguyễn Thế Truyền, (đồng
sự một thời của Nguyễn Ái Quốc), lập ra ở Paris là “hoàn toàn nguy hiểm”
trong cuộc tranh cãi về việc Pháp rút lui hoà bình khỏi Đông Dương. Một
tình huống như thế có thể làm giảm sự ủng hộ của dân chúng đối với cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa thực thụ. Sau khi Đại hội VI kết thúc, Quốc tế
Cộng sản gửi một bản hướng dẫn bí mật cho Hội, thông qua Đảng cộng sản
Pháp cung cấp thêm những chỉ dẫn cụ thể cho những hoạt động trong tương
lai.
Những quyết định của Đại hội VI về tới Việt Nam vào cuối năm làm
tăng thêm tranh cãi và nhóm cấp tiến Bắc Kỳ có động lực mạnh mẽ thúc
đẩy chuyển đổi Hội thành một Đảng cộng sản. Người lãnh đạo công khai
của nhóm là Trần Văn Cung - tự tin bằng kinh nghiệm của mình từng làm
công nhân trong nhà máy - cho rằng những khẩu hiệu yêu nước mơ hồ
không thuyết phục nổi những công nhân thành thị ủng hộ Hội. Tổ chức này
phải nhấn mạnh những vấn đề quan trọng thiết yếu cho công nhân như đòi
tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn, giảm giờ làm việc - để
giành sự ủng hộ vững chắc của giới cần lao. Ông cảm thấy điều này lẽ ra