Đông Dương, vì thế ông ta có thể làm việc (công việc chính trị) không
chính thức”. Xin lưu ý, Nguyễn Ái Quốc một trong những đặc vụ dầy dạn
kinh nghiệm, làm việc có hiệu quả nhất trong khu vực. Lefranc dự định đưa
Quốc tới Thượng Hải để nắm công việc Đông Dương dưới sự chỉ đạo trực
tiếp Văn phòng Viễn Đông, cùng với một người nào đó được chỉ định làm
công tác liên lạc ở Hong Kong. Lefranc xác nhận, kể từ tháng Mười, Đảng
cộng sản Đông Dương chưa hề nhận được những chỉ thị từ Moscow và giới
lãnh đạo Đảng gần như bị cô lập. Lefranc kết luận, giá như Nguyễn Ái
Quốc ở Thượng Hải, Đảng có thể hoạt động tốt hơn.
Hai tuần sau, Lefranc tới Sài Gòn. Do được Nguyễn Ái Quốc báo trước,
Trần Phú cử Ngô Đức Trì, một cộng sự đã tham dự hội nghị tháng 10-1930,
tới gặp Lefranc trước khách sạn Sài Gòn Palace. Ngô Đức Trì, vừa thay thế
Nguyễn Phong Sắc trong Ban Thường Vụ vì Sắc đang bận trong cuộc nổi
dậy ở Trung Kỳ, Trì mong gặp Lefranc vì hai người từng biết nhau khi học
tại Trường Stalin ở Moscow. Ngày 23-3-1931, Trì gặp Lefranc tại buồng
của Lefranc trong khách sạn, sau đó thu xếp Lefranc gặp hai uỷ viên Ban
Thường Vụ tại nhà Trần Phú vào ngày hôm sau. Sau khi nhận báo cáo của
họ về tình hình ở Đông Dương, Lefranc chuyển tiền vào quỹ để trợ giúp
Đảng hoạt động, thông báo Noulens muốn gặp giới lãnh đạo Đảng cộng sản
Đông Dương càng sớm càng tốt. Ông cũng nói, Nguyễn Ái Quốc sẽ sớm
chuyển tới Thượng Hải để có điều kiện dễ dàng liên lạc giữa lãnh đạo đảng
và Quốc tế Cộng sản. Sau khi gửi một danh thiếp cho Nguyễn Ái Quốc cho
ông biết nơi ở của mình, Lefranc rời Sài Gòn ngày 27-3-1931.
Lúc này, những cố gắng của Pháp lập lại trật tự và luật pháp ở các tỉnh
miền Trung bắt đầu mang lại một số kết quả, dù các quan chức thuộc địa
thú nhận, những người cộng sản vẫn còn có mặt trong dân chúng địa
phương. Các cuộc tấn công của chính phủ vào những làng mạc do lực
lượng nổi dậy chiếm giữ và những hành động bạo lực do những người ủng
hộ phong trào đang bắt đầu bị tác động. Những đảng bộ địa phương hết dần
cán bộ, vũ khí, tiền bạc, và cảm giác tuyệt vọng bắt đầu lan khắp nội bộ
phong trào. Những điều kiện đó ảnh hưởng tới nhiều người trung lập, khiến