thị, cán bộ đảng huy động sự ủng hộ của nhân dân tạo được chính quyền
cách mạng, bước vào những cuộc thương lượng với Lực lượng Đồng Minh
vừa kéo đến. Ông cảnh báo “Chúng ta phải cảnh giác chống lại ảo tưởng
cho rằng Tưởng Giới Thạch và quân đội Anh - Mỹ sẽ mang lại tự do cho
chúng ta. Trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, hiển nhiên chúng ta
cần tìm kiếm đồng minh - thậm chí đồng minh tạm thời, dao động hoặc có
điều kiện - cuộc đấu tranh phải đạt được kết quả không ít hơn những cố
gắng của chính chúng ta”.
Để kết luận, Trường Chinh phê bình những toan tính của những phần tử
“cánh tả” hăng tiết vịt trong Đảng, những người này muốn phát động nổi
dậy toàn dân khi Trung Hoa kéo quân vào. Ông cảnh báo “Những điều kiện
cho một cuộc nổi dậy ở Đông Dương vẫn chưa chín muồi”. Phong trào ở
khu vực nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn ở thành phố và ở Việt Nam
mạnh hơn ở Lào và Campuchia. Trường Chinh nhấn mạnh, trong trường
hợp những điều kiện chín muồi ở một địa phương nào đấy, một chính
quyền nhân dân lâm thời có thể được thành lập ở đó trước khi tổng khởi
nghĩa.
Đầu năm 1943, triển vọng can thiệp vào Đông Dương của Lực lượng
Đồng Minh tăng lên. Để chuẩn bị cho khả năng này, cuối tháng 2-1943,
Trường Chinh triệu tập cuộc họp Ban Thường Vụ tại làng Võng La, phía
tây bắc Hà Nội. Theo quan điểm của Ban Chấp hành, mặc dù phong trào
cách mạng vẫn còn một số thiếu sót, nhưng cũng có những tiến bộ lớn. Do
vậy, Ban Chấp hành quyết định bắt đầu kế hoạch tổng khởi nghĩa. Tăng
cường nỗ lực ở tất cả các vùng để xây dựng lực lượng chính trị và quân sự
của phong trào. Mở rộng phong trào công nhân, bởi vì thiếu sự tham gia
của nhân dân thành thị khó có thể thành công ở khu vực sinh tử của kẻ thù.
Ban Chấp hành kêu gọi mở rộng các tổ chức công nhân, mở rộng mặt trận
dân chủ thu hút kiều dân Pháp có thiện cảm với phong trào Nước Pháp Tự
do và Hoa Kiều, cũng như tất cả những người Việt Nam yêu nước.
Trong khi Ban Thường vụ đang thu xếp công việc, những người lãnh đạo
đảng ở hai căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai tổ chức hội nghị