dễ dàng kiểm soát, Pháp dồn dân địa phương vào khu vực giám sát. Vài
chục cán bộ cộng sản bị bắt, đồng thời những người khác buộc phải chạy
tới những vùng hẻo lánh xa hơn.
Những vấn đề tương tự cũng gặp phải khi xây dựng phong trào ở Hà
Nội. “Đơn vị tác chiến” của Ban Thường Vụ có nhiệm vụ thúc đẩy tuyên
truyền cách mạng trong nhân dân thành thị, cũng dừng hoạt động vào mùa
xuân 1943. Giới lãnh đạo đảng cố gắng thành lập một Ban Chấp Hành
riêng cho thành uỷ Hà Nội, nhưng nỗ lực này cũng bị cơ quan an ninh Pháp
phá ngang. Suy thoái kinh tế trong chiến tranh dẫn tới giảm bớt lực lượng
lao động trong tất cả các thành phố, khiến hoạt động của Đảng gặp khó
khăn. Việc buôn bán kém đi do chiến tranh, trong khi thuế má cao, chính
quyền nặng tay trưng thu hàng hoá. Dù nhiều công nhân Việt Nam khốn
đốn bởi kỷ luật lao động khắc nghiệt của Nhật, tuy có thiện cảm với sự
nghiệp cách mạng, nhưng sợ tham gia biểu tình và lãn công. Tháng Tám,
Hoàng Văn Thụ bị Pháp bắt do điệp viên hai mang phản bội, bị xử tử tháng
5-1943. Trường Chinh suýt bị bắt tại một trạm kiểm tra của Pháp may nhờ
cải trang thành đốc công trực tiếp sai khiến nông dân trong những cánh
đồng lúa gần đó.
Tuy nhiên, giữa năm 1944, điều kiện nổi dậy bắt đầu cải thiện. Ở Việt
Bắc, Pháp cũng đạt được một số thành công, làm giảm bớt hoạt động của
Việt Minh. Nhưng cuối cùng lại đưa đến sự tập trung lực lượng du kích
trong các căn cứ địa kháng chiến, cán bộ Đảng bắt đầu thành lập những chi
bộ bí mật, tìm mọi cách tránh sự theo dõi của kẻ thù. Các chi bộ này trở
thành cơ sở phát triển phong trào nhanh. Sự phát triển tương tự cũng đang
xảy ra ở nông thôn tại Trung Kỳ và Nam Kỳ. Cùng thời gian này, tình hình
kinh tế tồi tệ khắp Đông Dương dẫn đến bất mãn tăng cao ở thành thị, các
vụ đình công tăng lên. Dù những mục đích đình công đơn thuần kinh tế hơn
chính trị, nhưng sự xáo động này tạo thuận lợi cho công tác tuyển mộ của
Đảng, đồng thời sinh viên và tầng lớp trung lưu có thiện cảm cùng thúc đẩy
sự nghiệp.