HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 357

Hoa “không có tầm quan trọng thực tế” ở Đông Dương. Tháng 12-1944,
một báo cáo của Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ, trích nguồn tin của
Pháp, nhấn mạnh, Hội Vì Độc Lập Đông Dương (Mặt trận Việt Minh)
“thiếu sự ủng hộ của nhân dân”“chỉ được mẽ ngoài to lớn gồm một số
ít trí thức Đông Dương và những phần tử bất mãn khác ở thuộc địa”.

Hồ Chí Minh không trực tiếp dính vào những sự kiện này, nhưng có lẽ

cũng liên lạc với Phạm Việt Tú và các đồng sự của ông. Có thể ông đã đề
xuất gặp những quan chức Mỹ ở Côn Minh. Nhiều tháng sau khi được thả
khỏi tù hồi tháng 9-1943, Hồ thận trọng vun đắp tình bạn và sự tin tưởng
với những sĩ quan Mỹ tại chi nhánh Văn phòng thông tin chiến tranh ở Liễu
Châu. Tháng 8-1944, cơ quan này có lẽ tìm cách thu xếp cho Hồ Chí Minh
tới San Francisco. Tổng Lãnh sự Mỹ ở Côn Minh đòi hỏi ý kiến chỉ dẫn từ
Bộ Ngoại Giao về yêu cầu của Văn phòng thông tin chiến tranh cấp visa
cho Ho Ting-ching nào đó (được miêu tả là một người Trung Hoa sinh ở
Đông Dương) tới Mỹ để thông báo tin tức ở Việt Nam. Philip Sprouse, bây
giờ được chuyển về Washington, thụ lý vấn đề và viết một bản ghi nhớ về
“Mr. Hồ”, miêu tả những hoạt động của ông. Sprouse phỏng đoán rằng
“Mr. Hồ” cùng là một người đã được Quốc Dân Đảng ở Côn Minh thuê để
tuyên truyền bằng tiếng Việt vào Đông Dương. Yêu cầu đó được Chi nhánh
Viễn Đông Bộ Ngoại Giao ủng hộ, nhưng lại bị những người thân châu Âu
phản đối, những người này đủ khôn ngoan hiểu rằng điều đó sẽ gây những
rắc rối với Pháp. Văn phòng thông tin chiến tranh tranh cãi về tư cách đại
diện của Hồ, cho rằng những hoạt động của ông ở Mỹ sẽ được kiểm soát
chặt chẽ, nhưng cuối cùng, yêu cầu đó cũng bị bác bỏ.

Tại sao Hồ Chí Minh muốn tới Mỹ ở thời điểm đặc biệt này vẫn còn

chưa rõ ràng. Mùa hè năm 1944, tình hình chung ở chiến trường Thái Bình
Dương đã tăng lợi thế cho Đồng minh, như Hồ đã tiên đoán trước đây, thời
điểm kết thúc chiến tranh có dấu hiệu vào năm tới. Lẽ ra trong tình thế này,
Hồ muốn ở trong nước để chỉ đạo cuộc chiến đấu chống lại người Pháp.
Trương Phát Khuê không chấp thuận để ông trở lại Đông Dương, Hồ nhìn
thấy visa như một dịp may để gây ảnh hưởng tình hình ở Mỹ, có thể qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.